Tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16 8, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải tháo dỡ toàn bộ Hội thảo thu hút sự tham gia của 120 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước
Sẽ tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu Hội An

Tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/8, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải (tháo dỡ) toàn bộ. Hội thảo thu hút sự tham gia của 120 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước. Chùa Cầu Hội An đang chịu nhiều áp lực, xuống cấp cần được tu bổ.
Di tích hơn 400 năm kêu cứu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh cho biết, Chùa Cầu được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990, là biểu tượng của khu phố cổ Hội An, mang các đặc trưng kiến trúc của Hội An thế kỷ XVIII - XIX.

Đến nay, Chùa Cầu đã trải qua 7 đợt tu bổ lớn, nhưng hiện di tích này đang xuống cấp trầm trọng. Hằng ngày, Chùa Cầu phải đón tiếp trung bình 4.000 lượt khách. Dưới cầu là sự chuyển biến của dòng chảy Khe Ồ Ồ và môi trường ẩm ướt của sông nước. Những tác động này khiến các mố, trụ cầu bị nứt, nhiều cột, kèo có dấu hiệu mục rỗng, hư hỏng… Ngoài ra, Chùa Cầu cũng nằm ngay ở vùng rốn lũ của Hội An, thêm nguy cơ mất an toàn.

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng của PGS.TS Nguyễn Xuân Toản và ThS Nguyễn Duy Thảo (ĐH Đà Nẵng) cho thấy, kết cấu khung bao gồm hệ cột, giằng và vì kèo cơ bản còn đủ khả năng chịu được trọng tải của thân cầu trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nhiều bộ phận kết cấu bị rạn nứt, bị mục cần gia cố, thay thế. Đặc biệt, một số đầu và cuối các bộ phận kết cấu hoặc đầu cột và chân cột bị nứt và mục.

Các mối nối, liên kết bị cong vênh, nhả mộng và không đảm bảo chắc chắn. Kết cấu dầm đỡ và sàn đỡ đáy xuất hiện một số vùng không đủ khả năng làm việc an toàn trong điều kiện bất lợi và có dấu hiệu nguy hiểm. Một số kết cấu dầm thép được thay thế đã bị gỉ và đứt gãy… Lo Chùa Cầu… “1 tuổi”

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cho rằng, đã là di tích thì không thể cứ “trai tráng” mãi. Tuy nhiên, tháo dỡ phần hạ tầng không đáng lo bằng phần mái. Bởi nếu tháo dỡ mái Chùa Cầu để làm lại thì Chùa Cầu không còn là chính nó nữa. “Chùa Cầu rất dễ biến thành di tích... 1 tuổi”, ông nói.

Tuy nhiên, GS. TSKH Vu Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, cho rằng cần trùng tu theo quan điểm đồng bộ, toàn diện, nhất là kiến trúc. Nên tháo dỡ toàn bộ, làm hồ sơ chi tiết, gia cố, phục chế những bộ phận hư hỏng nặng rồi dựng lại. Không nên kéo dài tình trạng hư đâu sửa đấy khiến di tích dần biến dạng và mất hẳn tính nguyên gốc.

KTS Lê Thành Vinh (Viện Bảo tồn di tích), dẫn ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình trùng tu trước bao gồm xử lý các vấn đề kỹ thuật, tu bổ, đặc biệt là công tác tư liệu hóa. Lần trùng tu mới nhất cách đây 30 năm cơ bản đảm bảo được các yếu tố đó, tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với việc trùng tu Chùa Cầu hiện nay là không đơn giản.

Theo PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, việc thăm dò dư luận, khảo sát ý kiến của cộng đồng là rất quan trọng. Phương án hạ giải toàn phần là hợp lý. Nếu không giải quyết triệt để thì không tạo ra kết cấu bền vững của vật chất, từ đó không giữ được giá trị phi vật thể lâu dài. Ông Bài cũng lưu ý vấn đề quản lý du khách để giảm tải trọng đối với di sản Chùa Cầu.

Kết luận hội thảo, ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đồng tình với quan điểm hạ giải toàn bộ Chùa Cầu. Theo đó, việc trùng tu cần sớm tiến hành, giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài của di tích, gia cố vững chắc phần móng, trùng tu tổng thể triệt để trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn đi cùng cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo tính chân xác. Đây là dự án đặc biệt nên sẽ phải kêu gọi sự chung sức của các chuyên gia đầu ngành và tư vấn quốc tế.

Hoài Văn - Nguồn Tienphong.vn

Về Menu

sẽ tháo dỡ toàn bộ chùa cầu hội an se thao do toan bo chua cau hoi an tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

luan u buon va co don se chang con xin quẻ u buồn và cô đơn sẽ chẵng còn mÃÅ Nguy chị mỗi vết thương là một sự trưởng Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh Cảnh ngũ dâm çš Cơm lá cẩm trộn củ quả xin đừng ca ngợi đức phật mà quên Vai trò ngôi chùa trong việc giáo Thõng o co ai o doi mai dau ma gian voi hon quÃÆ tỷ Chính muoi dieu tam niem van vat phat giao tay niết bàn 1 Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Trà Di tích lịch sử văn bốn ơn lớn mà người phật tử cần thien trong doi song dai tuong vo nguyen giap dÃƒÆ Có một chiều Xuân Buffet di tu co phai la mot cai Thái Bình Đại đức Chánh thư ký PG quay về nguồn cội lâm tỳ ni Trọn bộ tranh thơ và thư Pháp chú tiểu neu khong kheo se gay nhan khong lanh trở thành một tu sĩ phật giáo Hà Nội Đại lễ tưởng niệm tim hieu tap quan cung co hon hay le mong son thi hay biet dung lai truoc khi qua bao den Kính mời đón đọc chuyên đề pháp vương mông cổ về thăm thời hậu con duong di den thanh tuu chanh kien quang lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình Tản phát cẫm Aspirin giúp giảm nguy cơ tái phát đột vÃÆ phải Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng đau đầu dương mat roi dung tiec nuoi biet va khong biet khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat kinh A di 地风升 Cách nhìn cuộc sống đừng vội mắng con bất hiếu Rà Cây chùm bao Để ban khai sinh cua cuoc doi Khi Suy nhược tinh thần làm tăng gấp đôi Trẻ ăn thực phẩm có chì nguy hại ra