Sơ lược SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN Tác giả Thiền sư Achaan Naeb TK Thiện Minh dịch
Sơ lược: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN

Sơ lược: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN - Tác giả: Thiền sư Achaan Naeb - TK Thiện Minh dịch
Có hai loại tu tập, Chỉ và Quán:

Tu Thiền chỉ (Samatha bhavana)

1. Bản chất thật là định tâm để tạo cho tâm an lạc.
2. Đối tượng của thiền chỉ là chế định, chẳng hạn như đề mục Kasiṇa. 
3. Đặc tính của thiền chỉ là an định
4. Nhiệm vụ của thiền chỉ là loại trừ 5 triền cái(Nivāraṇa) tham dục, sân hận, trạo hối, hôn trầm và nghi.
5. Kết quả của thiền chỉ là nhất tâm.
6. Hiệu quả của thiền chỉ là tâm không ham muốn dục lạc.
7. Lợi ích của thiền chỉ là trong đời sống này (samapatti - tám giai đoạn của thiền) là có thể chứng đắc. Tâm tham muốn và không ham muốn thì rất an lạc. Trong kiếp vị lai có thể hóa sanh (Brahmaloka) cõi Phạm thiên.
8. Trong thiền chỉ, chỉ có 1 đối tượng và 2 căn được dùng cùng 1 lúc, chẳng hạn như mắt và tâm (trong trường hợp đề mục Kasiṇa hoặc một đối tượng nhìn thấy) hoặc xúc chạm và tâm thức, trong trường hợp về niệm hơi thở (Ānāpānasati
9. Theo kinh điển, hành giả quyết định tu tập thiền chỉ, nên xác định cho mình một trong những đặc tính này (carita) làm nổi bật:

1) Bản chất tham (Raga carita)
2) Bản chất sân (Raga carita)
3) Bản chất si (Moha carita)
4) Bản chất Đức Tin (Saddha Carita)
5) Bản chất thông minh (Buddhi carita)
6) Bản chất suy tưởng (Vitakkha Carita).

Như vậy hành giả nên tham khảo trong Thanh Tịnh Đạo - Visudhimagga về loại thiền chỉ thích hợp với bản chất đặc biệt của hành giả. Ví dụ, đối với người có bản chất tham, nên áp dụng đề mục thiền về tử thi (asubha).

Tu tập Thiền quán (Vipassanā bhavana)

1. Bản chất thật là trí tuệ.
2. Đối tượng thiền quán là pháp chân đế -paramattha (pháp chân đế hay còn gọi là danh pháp và sắc pháp) tu tập Tứ niệm xứ thành tựu tuệ Minh sát.
3. Đặc tính của thiền quán là trí tuệ, cho thấy rõ trạng thái thật của vạn vật.
4. Nhiệm vụ của thiền quán là đoạn trừ vô minh.
5. Kết quả của thiền quán là có chánh kiến, (bản chất thật của danh pháp và sắc pháp).
6. Hiệu quả của thiền quán là định tâm trong một đề mục Tứ Niệm xứ (Khaṇika samādhi), như vậy tuệ Minh sát có thể phát sanh.
7. Lợi ích của thiền quán là đoạn trừ những phiền não (Āsavakkha-yanna). Không còn phiền não, không sinh tử sẽ xuất hiện (vivatta), là Nip bàn. Bởi vì Níp bàn không có tái sinh và đây là hạnh phúc tuyệt đối.
8. Trong thiền quán, chúng ta sử dụng 6 căn và không cần đến các đối tượng đặc biệt. Đơn thuần chỉ quán sát danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã (Bản chất thật của vạn vật). Ngay cả những chướng ngại (Nivāraṇa) được dùng như một đề mục để suy niệm về các đối tượng tâm (dhamma-anupassanā).
9. Đức Phật dạy một người sẽ tu tập thiền quán nên xác định bốn đặc tính này giống như của mình. Một vị trí niệm xứ được đề nghị cho một trong 4 loại này (1a, 1b, v.v...) (Ví dụ, nếu đặc tính là tham ái với trí tuệ mạnh mẽ (1a) đặc tính được đề nghị là niệm thọ:

1) Bản chất tham ái (Taṇhā carita): 
a- Trí tuệ mạnh mẽ; b- Trí tuệ yếu kém

2) Bản chất tà kiến (Diṭṭhi Carita): 
a) Trí tuệ mạnh mẽ; b) Trí tuệ yếu kém

Tuy vậy, vào thời điểm này, người ta đã xác định mọi người có tâm tham ái với trí tuệ yếu ớt, và như vậy trong sự tu tập, niệm thân được sử dụng lúc ban đầu. Theo đức Phật, đạo A la hán vào thời điểm này sẽ đạt nhờ quán niệm thân.

-Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. 
-Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.

Cảm giác khi thiền định đạt được là người ta đạt đến một hạnh phúc thường còn với bản ngã (si mê vẫn còn). Cảm giác khi Tuệ minh sát đạt được, đó là vô thường, khổ và vô ngã.

(Trích trong Thiền Minh Sát Tuệ củaThiền sư Achaan Naeb do Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt)

Về Menu

sơ lược: sự khác biệt giữa thiền chỉ và thiền quán so luoc su khac biet giua thien chi va thien quan tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Huế của miền Trung ruột thịt ろうそくを点ける sống như thế nào trước khi bạn chết đức đạt lai lạt ma hướng dẫn về 10 điều nhắn nhủ tới bản thân lúc ni trưởng thích nữ diệu không trong phong đồng å µç ºçŽ å 永平寺 Dấu hiệu và một số cách phòng tránh điện ảnh hưởng của đức dalai lama đối con đường chính đạo cao qúy có tám Hương vị mứt Tết miền Nam tại sao người xưa nói nghĩa vợ chồng Tiêu 放下凡夫心 故事 Châm tại sao đổi từ ấn độ giáo sang phật những đóng góp của pháp sư huyền trang bÊo 若我說天地 Chang mục đích cuộc đời là g ì giu gioi la con duong tuoi sang cho tuoi tre Miền rét NhÃÆ Học thuyết Vô ngã của Phật giáo và hÓi Bánh khọt chay cho gia đình tản văn mới của tác giả cái sân vuông 佛教中华文化 Lối sống lành mạnh giúp giảm 45 五痛五燒意思 hỏi và Tứ 圆顿教 thay da cho con thay phep mau 僧伽吒經四偈繁體注音 Hồi hướng cau chuyen danh cho nhung nguoi ban dang mat dong 达赖和班禅有啥区别 thiện vĩnh hỏa 佛经说人类是怎么来的 mùng 修行人一定要有信愿行吗 thấy điềm lành có phải là dấu hiệu