Trong bộ phim Tây du ký hấp dẫn tuổi thơ mà chúng ta từng bị mê hoặc, có một chi tiết khá dí dỏm Đó là lúc thầy trò Đường Tăng được mời ăn nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, Trư Bát Giới vì tham ăn nên đã nuốt trọn quả nhân sâm để rồi tiếc ngẩn ngơ
Sống chậm lại, nghĩ khác đi

Trong bộ phim Tây du ký hấp dẫn tuổi thơ mà chúng ta từng bị mê hoặc, có một chi tiết khá dí dỏm. Đó là lúc thầy trò Đường Tăng được mời ăn nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, Trư Bát Giới vì tham ăn nên đã nuốt trọn quả nhân sâm để rồi tiếc ngẩn ngơ vì chưa kịp biết mùi vị nhân sâm như thế nào. Chuyện không còn mới, nhưng chi tiết này có thể liên hệ đời sống hiện tại, nhất là vấn đề nhanh hay chậm.
Thế kỷ XXI được gọi là “thời đại nguyên tử”, với nghĩa bóng nói đến guồng quay vội vã, gấp gáp của đời sống con người. Chúng ta như cứ phải chạy, chạy nhanh, nhanh hơn nữa. Mặc dù không ai đuổi! Chạy như vậy, có khi nào chúng ta tự hỏi: Mình đã mệt chưa?

Chuyện lái xe máy là một ví dụ. Một chiếc xe nhỏ gọn vậy thôi mà cũng đủ thứ nhiêu khê để nói rồi. Người trẻ thường thích leo lên xe để… phóng nhanh. Không cần biết điểm đến gần hay xa, thời gian sớm hay muộn, có chuyện quan trọng hay gấp gáp không… mà hễ lên xe là phải nhanh. Cứ như mục đích của xe không phải là đi hay đến, mà để người lái xe thể hiện tay nghề của mình. Biết bao tai nạn đã xảy ra, nhưng cũng còn rất nhiều người thờ ơ với điều đó, họ nghĩ thiên hạ bị tai nạn là vì lái yếu, còn mình lái giỏi thì dễ gì có chuyện.

Có lẽ đó là tâm lý chung, nhứt là tuổi thanh thiếu niên với cái tôi lớn nên rất chủ quan. Song, nếu chúng ta cho rằng mình là tay lái giỏi, vậy ta hãy khoan bàn tới vấn đề tai nạn. Bây giờ chỉ xin hỏi đơn giản rằng: Lái xe nhanh để làm gì? Có khi nào chúng ta tự hỏi như vậy không? Mọi lý do viện dẫn như trễ giờ, có việc gấp, quan trọng, đường xa, kẹt xe… nên chạy nhanh để đến sớm, dường như chỉ là cái cớ. Bởi, chúng ta có thể chủ động trước những vấn đề đó!

Một cách sống cho thời đại mới là chọn nhanh hay chậm? Dĩ nhiên khó có thể trả lời “chậm” trong thời buổi này, vì nó không thể bắt kịp guồng máy đời sống đang quay với vận tốc cực đại. Kiểu từ từ tới đâu hay tới đó của ngày xưa hay kiểu ẩn sĩ lánh đời áp dụng cho ngày nay e là khó. Tuy nhiên, cũng không phải nói rằng mình chọn cách sống nhanh để rồi tự cho mình phải nhanh mọi lúc mọi nơi. Nên biết nhanh lúc nào, nhanh ở đâu, nhanh kiểu gì… và lúc nào cần phải biết chậm.

Đừng nên quá chú ý đến mục đích mà bỏ quên quá trình. Khi lái xe, nếu trước sau gì cũng đến, thì tại sao không thư thả để trải nghiệm cùng với con đường. Khi đó, ta và chiếc xe có thể hòa hợp với nhau như tiếng hát của ca sĩ hòa hợp với tiếng đàn của nhạc công. Chậm rãi, chúng ta sẽ phát hiện vài chi tiết thú vị để làm vốn sống của mình phong phú hơn. Biết đâu chúng ta sẽ nhìn thấy cho một bà cụ ăn xin hay một cậu bé bán vé số ven đường, dù chỉ có thể tặng cho họ một ánh mắt sẻ chia, nhưng cũng đủ quý giá rồi.

Không phải lúc nào cố làm cho nhanh thì công việc sẽ mỹ mãn. Chắc chúng ta không xa lạ gì với cụm từ “nhanh nhảu đoảng”, có lúc sự vội vã của con người trở nên như thế. Gấp gáp, chúng ta có thể hoàn thành một công việc sớm hơn, nhưng liệu mình có thấy thoải mái? Nếu quá nhanh, quá vội, chúng ta có cảm thấy thời gian rồi cũng trôi qua vùn vụt như thế, như thái độ mà chúng ta đang sử dụng nó? Vì chính bản thân mình hoạt động gấp gáp, nên làm gì còn những khoảng lặng.

Chậm lại, ta có thể cảm nhận thời gian đang trôi qua êm đềm và thong thả, để mình càng trân trọng nó hơn. Nhưng dường như gọi là “chậm” cũng chưa hẳn đúng, có lẽ nên gọi là cách điều hòa cho lối sống nhanh. Điều hòa đó, chính là ta đang tự tạo cho chính mình đời sống thoải mái. Bởi, dẫu nhanh theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng cần có lúc chậm.

Chậm trong công việc lúc cần thiết, ngoài sự vội vã thường trực hàng ngày, nên chăng dành cho mình một khoảng thời gian để chậm với chính mình. Đời sống là quả nhân sâm rất ngon, rất quý, quan trọng là cách chúng ta thưởng thức nó thế nào. Bạn có muốn mình trở thành Trư Bát Giới mãi tiếc ngẩn ngơ vì ăn quá nhanh nên chưa tận hưởng được mùi vị của nhân sâm? 
 
Thiện Phúc - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

sống chậm lại nghĩ khác đi song cham lai nghi khac di tin tuc phat giao hoc phat

got nan ananda î Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau 僧伽吒經四偈繁體注音 Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài hoa thuong thich tri tinh 4 lời khuyên cho người lười tập thể GiÃi trang 3 chia sẻ giúp cai nghiện thuốc lá 佛教 一朵相似的花 nhật ký Phật pháp tăng 藥師琉璃光如來本願功德經 loi khe suoi ngoc vì sao bút chì có gắn kèm cục tẩy Trái thích Sô cô la đen tốt cho trí nhớ và tim Mối quan hệ giữa tu sĩ hạt Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ 父母呼應勿緩 事例 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 仏壇 通販 HoẠå 度母观音 功能 使用方法 築地本願寺 盆踊り 每年四月初八 市町村別寺院数順位 霊園 横浜 Phượng tím 供灯的功德 金宝堂のお得な商品 色登寺供养 随喜 Phượng tím nhạc phố chiều mưa 净土网络 biển ngua 必使淫心身心具断 仏壇のお手入れ用品 さいたま市 氷川神社 七五三 tuc 陧盤 Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam 饒益眾生 曹洞宗総合研究センター 佛教蓮花