Cúi đầu không phải nịnh hót, bợ đỡ, mà là sự thấu hiểu nhân sinh, biết được khả năng của bản thân nên sẵn sàng đối mặt với hiện thực, khiến tầm nhìn của mình trở nên rộng rãi thoáng đãng
Sống ở đời nên học cách cúi đầu

Cúi đầu không phải nịnh hót, bợ đỡ, mà là sự thấu hiểu nhân sinh, biết được khả năng của bản thân nên sẵn sàng đối mặt với hiện thực, khiến tầm nhìn của mình trở nên rộng rãi thoáng đãng..
Một hôm có người hỏi Socrates: “Ông là người có học vấn uyên thâm, ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?

Socrates trả lời: “Khoảng 1 mét”.

Người đó không tin nói: “Thưa ông, ngoài trẻ sơ sinh ra, chúng ta ai cũng cao hơn 1m, nếu độ cao giữa trời và đất chỉ có 1m, thì chẳng phải chúng ta đã đâm vào bầu trời rồi hay sao?” Socrates tiếp tục nói: “Đúng, ai mà chả cao hơn 1m, nếu muốn nổi bật giữa trời đất, thì phải biết cách cúi đầu”.

Câu chuyện này cho chúng ta biết một đạo lý, cúi đầu chính là cách hành xử đúng mực trong cuộc sống.

Học cách cúi đầu khi đối mặt với hiện thực trước mắt

Giữa thực tại và mơ ước thường có một khoảng cách lớn. Một số sinh viên của trường quân đội mang theo nguyện vọng mỹ hảo bước vào trường, nhưng đã không thích ứng được kỷ luật thép của quân đội, dễ dàng đánh mất lý tưởng, khó có thể dung nhập đại gia đình quân đội này.

Lúc này, nếu chỉ một mực ngẩng cao đầu, không hạ bỏ được cái tâm thái của bản thân, có thể rất khó tìm đúng vị trí cho mình. Trái lại, cúi đầu xuống, tĩnh tâm lại, rất nhanh sẽ tìm thấy hào khí trong quân doanh.

Học cúi đầu trước những sai lầm của mình

Con người không phải Thánh nhân, ai mà không có sai lầm, đã mắc lỗi thì nên sửa đổi. Tuy nhiên, có nhiều người không đủ can đảm thừa nhận sai lầm của chính mình. Cúi đầu không phải khuất nhục, cúi đầu không phải người thấp hèn, mà là biết rằng sai nên phải sửa, đó là cái giá phải trả.

Can đảm cúi đầu trước sai lầm là một hành động thông minh và quyết đoán, là một loại phẩm cách cao quý, rộng lượng mà thong dong. Có cong thì mới có thẳng, có thể lui mới có thể tiến, có thể nhu mới có thể cương.

Học cách cúi đầu xuống khi dục vọng thăng lên

Mong muốn của con người vô tận, ai cũng muốn được tung hoành, được nổi danh với đời. Chứng kiến bạn bè, đồng nghiệp đều là cục trưởng, trưởng phòng, trong khi bản thân lại không là gì hết, liền cảm thấy chán nản. Nhưng mà, cúi đầu xuống, sẽ phát hiện mình đã có được rất nhiều, chỉ là không nhận ra nên cũng không biết trân trọng.

CÁCH DỄ NHẤT ĐỂ BUÔNG BỎ, BẠN BIẾT ĐÓ LÀ GÌ?

Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.

Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau.

Đệ tử: Thưa thầy đạo Phật khuyên người ta buông bỏ, cái gì cũng buông, buông bỏ hết mọi thứ đúng không?

Sư Phụ: “Không đúng.”

Đệ tử: Vậy tại sao thường hay nói buông bỏ tất cả?.

Sư Phụ: “Buông bỏ tất cả để làm gì?”

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất e ngại! Cảm giác Phật Pháp khiến người ta có cái nhìn theo xu hướng tiêu cực. Có một vài người hỏi đệ tử: Nếu tất cả đều đặt xuống và buông bỏ hết, vậy tiền từ đâu mà có? Quần áo và thực phẩm từ đâu ra? Đều không lao động làm việc gì hết. Vậy thì thế giới này không phải là sụp đổ rồi sao?

Sư Phụ: Mọi sự đều buông bỏ hết sẽ dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư Phụ: Thay thế và hoán đổi.

Đệ tử: Xin thỉnh Sư Phụ minh thị chỉ rõ cho con.

Sư Phụ: Con có thể khiến người ăn mày cam tâm tình nguyện buông bỏ chấp mê vào những đồng tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

Đệ tử: Không buông bỏ, họ ôm giữ chặt.

Sư Phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi về số tiền trong tay người ăn mày không?

Đệ tử: Không được.

Sư Phụ: Tại sao vậy?

Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

Sư Phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao.

Đệ tử: Thế thì được.

Sư Phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư Phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta buông bỏ không được là vì không giành được thứ tốt hơn. Khi dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ. 

Dùng bố thí thay cho đòi hỏi, yêu sách con sẽ buông bỏ được tham lam.

Dùng tín ngưỡng thay cho trống rỗng con sẽ buông bỏ được lạnh lẽo cô đơn. Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm. Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền. Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, báo oán con sẽ buông bỏ được sân hận, hận thù. Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh.
Vườn hoa Phật giáo - Sưu tầm 

Về Menu

sống ở đời nên học cách cúi đầu song o doi nen hoc cach cui dau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

色登寺供养 随喜 nghỉ TẾT ĐOAN NGỌ Bệnh khoái dùng thuốc 四比丘 仏壇 通販 ส กน กก บเงา 佛教書籍 モダン仏壇 心经全文下载 Bún chay ngày rằm Thực phẩm làm thuốc 金宝堂のお得な商品 法事案内 テンプレート ทาน 阿那律 Cái chữ của mạ 鎌倉市 霊園 Giỗ Tổ khai sơn tu viện Khánh An 上座部佛教經典 Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố 一日善缘 供灯的功德 vĩnh phúc tưởng niệm cố Đại lão 度母观音 功能 使用方法 Ăn ngọt có hại cho não 7 dưỡng chất chống lão hóa não linh hồn có thật tồn tại vĩnh viễn 放下凡夫心 故事 雷坤卦 Khoảnh khắc lịch sử luoc y tra va thien trong tinh than dai thua thien ông chủ facebook phát bồ đề tâm hành イス坐禅のすすめ Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả 仏壇 おしゃれ 飾り方 緣境發心 觀想書 佛子 hói và nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến niềm vui còn đó hàm nguyệt sơn hamwolsan Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo หล กการน งสมาธ Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm 천태종 대구동대사 도산스님 忍四 Ăn chống gãy xương Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon อร นซาส นธ Bỏ 五観の偈 曹洞宗 仏壇 拝む 言い方