GNO - Mỗi người bị stress vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đa phần mọi người đều stress trong cuộc sống...

Stress - bạn đồng hành với tim mạch, huyết áp

GNO - Mỗi người bị stress vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đa phần mọi người đều stress trong cuộc sống hiện đại. Stress sẽ ảnh hưởng không tốt lên hệ tim mạch.

Thường thì khi stress, bạn sẽ có những ứng xử tiêu cực và thái quá. Khi đó, hệ thần kinh đối giao cảm của chúng ta sẽ có chức năng làm chậm nhịp tim, làm dịu các mạch máu, làm huyết áp giảm xuống và giữ cho tinh thần được bình tĩnh, cân bằng.

Với một số người, cơ chế này diễn ra nhanh và trực tiếp. Khi chúng ta lo lắng, giận dữ, khó chịu hay sợ hãi, hệ thống thần kinh đối giao cảm của chúng ta sẽ thúc đẩy và điều tiết adrenaline, norepinephrine, cortisol và các hormones khác vào máu. Tim khi đó sẽ đập nhanh hơn, các động mạch bị thu hẹp hay mở rộng tùy thuộc vào nơi máu sẽ chảy đến. Còn thận sẽ giữ nước và muối để tăng cường lượng máu.

682_tim.jpg
Để ứng phó với stress, cơ tim của chúng ta cũng bị ảnh hưởng do làm việc quá sức - Ảnh minh hoạ

Tần suất thường xuyên của những cơn stress sẽ kích động hoặc hủy hoại các động mạch, là nguyên nhân làm các mạch máu nhỏ bị vỡ hoặc làm các mạch máu dày lên hoặc xơ cứng để chống chọi với sự tấn công của stress. Để ứng phó với stress, cơ tim của chúng ta cũng bị ảnh hưởng do làm việc quá sức. Toàn bộ hệ tim mạch phải làm việc một cách quá tải và cả cơ thể cũng bị “quay” cùng với nhịp tim và huyết áp.

Sau đây là một số cách để kiểm soát huyết áp:

1 - Lắng nghe và hiểu cơ thể mình

TS.Tâm lý học lâm sàng Michael McKee thuộc Khoa Tâm thần học và Tâm lý học của bệnh viện Cleveland đưa ra lời khuyên, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng khó nhận ra mình đang stress thì hãy thực hành như sau: “Mỗi khi bạn xem đồng hồ, chờ điện thoại hay kiểm tra email hãy dừng lại một lúc để quan sát cơ thể mình. Khi đó bạn có thấy cổ mình căng cứng không? Dạ dày có cồn cào không? Bạn có ghì chặt nắm tay của mình không?”

Tất cả các dấu hiệu này cho thấy bạn và cơ thể bạn đang không thoải mái. Khi ấy, để trả lại trạng thái cân bằng cho cơ thể, hãy tự nhắc nhở mình: “Tôi phải thoát ra khỏi trạng thái này.”

2 - Hít thở

Khi tức giận hay căng thẳng hơi thở của chúng ta sẽ bị cản trở. Điều này làm tăng lượng carbone dioxide trong máu. Các nghiên cứu do Viện Quốc gia về Lão hóa (The National Institute on Aging) cho thấy rằng lượng carbone dioxide thừa có liên hệ với nguy cơ cao đối với chứng cao huyết áp do nhạy cảm với sodium (sodium-sensitive hypertension). Liệu pháp là quán sát hơi thở của bạn: “thở chậm, thở sâu và thở từ bụng”.

Thở chậm và sâu mang lại nhiều lợi ích sinh học cho cơ thể. TS.McKee cho biết, đây là cách tập thể dục cho tim. Bạn sẽ thấy sự khác biệt về sự nhanh chậm của nhịp tim khi hít vào và thở ra. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát hơi thở nhanh hay chậm, hít vào nhanh một chút, thở ra chậm một chút từ bụng. Thực hành này giúp cho tim khỏe mạnh hơn, giúp bạn giữ được bình tĩnh tốt hơn và cảm thấy dễ chịu hơn.

3 - Có cái nhìn lạc quan

Một nghiên cứu về Tuần hoàn cho thấy những phụ nữ có thái độ lạc quan có tỉ lệ mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường và tỉ lệ tử vong thấp hơn các phụ nữ sống bi quan.

Các chuyên gia chưa xác chứng liệu cái nhìn lạc quan có tạo động lực để chúng ta chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn hay có tác dụng trực tiếp đến sức khỏe không nhưng nhìn chung là thái độ sống tích cực có tác động tốt cho sức khỏe.

4 - Gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên (đi dạo trong công viên, ngắm nhìn cây cỏ và bầu trời, chạy xe đạp) sẽ giúp bạn thấy thoải mái và thư thái hơn. Đây là ứng dụng của Thuyết sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên (The biophilia hypothesis).

Khi hệ thần kinh giao cảm của ta dịu lại, hệ thần kinh đối giao cảm mạnh lên, tim ta đập chậm lại, các cơ được thư giãn, các mạch máu giãn ra và huyết áp cũng được hạ xuống.

5 - Cười to thành tiếng

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maryland năm 2005 đã công bố, khi chúng ta xem một clip mà làm ta bật cười to thì các mạch máu sẽ được giãn ra. Còn ngược lại, khi xem mà ta thấy buồn thì các mạch máu sẽ căng hẹp lại. Các nhà nghiên cứu chưa thể làm rõ tại sao như vậy như khi quan sát sự thay đổi dòng lưu chuyển của máu, họ kết luận rằng: cười to 15 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ tim mạch.

Gần đây, một nghiên cứu của Đại học Loma Linda (California) báo cáo rằng bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 xem phim hay loại hình giải trí nào làm họ cười 30 phút mỗi ngày thì tình trạng sức khỏe của họ một năm sau đó tốt lên rất nhiều.

Trần Trọng Hiếu (Theo The YouBeauty)


Về Menu

Stress bạn đồng hành với tim mạch, huyết áp

hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao tà bÃ åº 飞来寺 一日善缘 Đón Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh зеркало кракен даркнет 築地本願寺 盆踊り Chùa Bạch Liên Đồng Nai ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 四比丘 仏壇 通販 co nhung noi am anh mang ten au Vui nào tạm bợ vui nào chân thật 色登寺供养 随喜 Nên hạn chế ăn nhiều muối Sự khởi đầu củaTịnh Độ tông Đầu năm theo mẹ đi chùa Lưu ý khi ăn đậu nành Ăn chay 禅诗精选 モダン仏壇 Giảm cân những điều Do đâu có những vết bầm trên da ấn さいたま市 氷川神社 七五三 佛教蓮花 Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ Công dụng của măng tây 簡単便利 僧侶派遣 神奈川 緣境發心 觀想書 hôn nhân thiền Bo yêu người xuất gia đúng hay sai 首座 Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão phần 仏壇 拝む 言い方 往生的法籍法師 佛教教學 世界悉檀 佛子 경전 종류 鎌倉市 霊園 Mít kho sả ớt món chay quê hiểu về nhân quả 必使淫心身心具断 什麼是佛法 Cá n