GNO - Mối liên hệ giữa thân và tâm không phải là sự biểu đạt mang tính khẩu hiệu...

Stress gây nguy hại cho sức khỏe tim mạch

GNO - Mối liên hệ giữa thân và tâm không phải là sự biểu đạt mang tính khẩu hiệu: Một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng, mức stress càng cao thì nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ sẽ càng cao.

Các chuyên gia cho biết, người tham gia nghiên cứu có nhiều hoạt động ở một khu vực não bộ có chức năng điều hòa phản hồi của cơ thể đối với stress và sự sợ hãi - đó là hạch hạnh nhân (amygdala), có khả năng bị đau tim hay đột quỵ cao hơn so với người có hoạt động của vùng này ít hơn.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn khẳng định mối liên hệ giữa hoạt động tăng cường ở vùng hạch hạnh nhân với nhiều quá trình góp phần quan trọng vào sự phát triển của các bệnh tim mạch khác.

Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí The Lancet tháng 1 qua.

a sk.jpg
Stress gây nguy hại cho sức khỏe tim mạch - Ảnh minh họa

“Dù mối liên hệ giữa stress và bệnh tim mạch từ lâu đã được khẳng định nhưng cơ chế của nguy cơ này vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo”, chuyên gia tim mạch Ahmed Tawakol, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston) nói thêm.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia quan sát hai nhóm bệnh nhân. Nhóm thứ nhất gồm có gần 300 người trưởng thành tuổi từ 30 trở lên. Vào đầu nghiên cứu, không ai trong số các bệnh nhân này bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia tiến hành scan não các bệnh nhân bằng một kỹ thuật không chỉ đo mức hoạt động của não mà còn giúp quan sát sự viêm nhiễm của các mạch máu và hoạt động của tủy xương trên toàn cơ thể.

Sau khoảng thời gian quan sát trung bình là 3,7 năm, có 22 bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch như đau tim, đột quỵ hoặc được chẩn đoán là suy tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng mức hoạt động gia tăng của hạch hạnh nhân từ khi bắt đầu nghiên cứu có liên hệ với nguy cơ cao đáng kể đối với các bất ổn tim mạch về sau.

Và mức hoạt động ở vùng não này càng cao thì các bất ổn liên quan tới tim mạch diễn ra càng sớm.

Ngoài ra, sự tăng cường hoạt động ở vùng hạch hạnh nhân còn liên quan đến nhiều sự viêm nhiễm trong các mạch máu và mức hoạt động cao trong các vùng tủy xương nơi các tế bào máu mới được tạo ra.

Cả sự viêm nhiễm trong các mạch máu và sự tăng cường hoạt động của tủy xương có thể góp phần tạo ra chứng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở các nghiên cứu trên động vật, các chuyên gia khẳng định stress kích hoạt tủy xương, thúc đẩy sự sản xuất tế bào bạch cầu dẫn đến sự viêm nhiễm.

Nhóm thứ hai với số lượng bệnh nhân ít hơn, 13 người bị rối loạn stress kinh niên, chẳng hạn như rối loạn stress sau chấn thương. Những bệnh nhân này được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi về mức độ stress của mình cũng như trải qua scan não để đo mức hoạt động của hạch hạnh nhân. Các chuyên gia cũng đo mức viêm nhiễm các mạch máu của những bệnh nhân này.

Kết quả quan sát cho thấy mức stress có liên quan đến sự tăng cường hoạt động trong hạch hạnh nhân cũng như mức viêm nhiễm tăng lên ở các mạch máu.

Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về sự liên hệ giữa tim và não bộ (cụ thể là bệnh tim mạch và stress) thông qua quan sát hoạt động của hạch hạnh nhân - dấu chỉ của stress và các bất ổn tim mạch kéo theo.

Đức Hòa
(theo Live Science)


Về Menu

Stress gây nguy hại cho sức khỏe tim mạch

duyen va no hanh phuc va do vo hom nay do dau chè khoai môn bạch quả 12 van de xa hoiduoi cai nhin phat giao phật ngọc cho hòa bình thế giới Đổi dong nghia voi loai vat yêu chua xuan lan ngay trong phut giay hien tai phương 四依法 法鼓山電子經書 會員登入 an de song danh tu trong nuoc 康 惡 Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh Mùa hoa sấu mười điều chớ vội tin theo lời phật cơn giïa å ç Ngọn đền tháng tư Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai Bánh chuối nướng thơm ngon 一仏両祖 読み方 nói 永平寺宿坊朝のお勤め thiện Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ với nhà cua kỷ 佛修行本起經 Bo bo Phương thuốc kỳ diệu Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu bàn về hiển giáo và mật giáo khái niệm căn bản của đạo phật giáo Mẹ là mùa xuân ï¾ Tết vui mà khỏe 妙性本空 无有一法可得 dai Myanmar 否卦 hoc phat tuà LÃƒÆ Mẹ sống an lành chết an lành Thức ăn ngon nhờ có tình thương 10 triết lý sống của mahatma gandhi