Với một người bình thường, họ thật không thể hiểu nổi vì sao không có gì trong tay mà lại an lạc được Với họ, phải có tiền, có quyền hành, có sắc dục mới là hạnh phúc, có hạnh phúc mới có an lạc Nhưng họ đâu nhận ra, càng có tiền, càng có quyền hay có s
Sự an lạc đến từ buông bỏ!

Với một người bình thường, họ thật không thể hiểu nổi vì sao không có gì trong tay mà lại an lạc được. Với họ, phải có tiền, có quyền hành, có sắc dục mới là hạnh phúc, có hạnh phúc mới có an lạc. Nhưng họ đâu nhận ra, càng có tiền, càng có quyền hay có sắc dục thì những hiểm nguy, những nghi kị tham san của con người càng nhiều. Họ sẽ giành giật, sẽ tìm mọi cách để lấy của bạn, bởi bạn có mà họ không có. Chính vì vậy, người đã thấu suốt sự đời, hiểu rất nhanh rằng: an lạc đến từ sự buông bỏ!
 

 
Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Anupiya tại rừng xoài. Lúc bấy giờ, Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, và thường hay nói lên lời cảm hứng: “Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay!” Một số đông Tỳ-kheo nghe Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, thường nói lên lời cảm hứng: “Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay!".

Nghe vậy, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Không gì nghi ngờ chư Hiền, Tôn giả Bhaddiya con của Kàlighodha sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, vì trước khi còn ở gia đình được hưởng an lạc nhà vua, vì Tôn giả nhớ đến an lạc ấy, nên khi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây… thường nói lên lời cảm hứng: “Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ” Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bhaddiya con của Kàligodha khi đi đến rừng… nói lên lời cảm hứng: “Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay!"… không có nghi ngờ gì nữa.. sống Phạm hạnh không có hoan hỷ… “Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ".

Rồi Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

– Này Tỳ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta nói với Bhaddiya, con của Kàligodha: “Thưa hiền giả, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả!"

– Thưa vâng bạch Thế Tôn.

Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha:

– Thưa Hiền giả, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả.

– Thưa vâng, Hiền giả.


Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đang ngồi một bên:

– Có thật chăng, này Bhaddiya, Thầy đi đến khu rừng “… Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay!"?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

– Do thấy mục đích gì đi đến khu rừng “… an lạc?".

– Bạch Thế Tôn, thuở trước khi còn ở trong gia đình, được hưởng an lạc nhà vua, trong nội cung có đặt người khéo bảo vệ, ngoại nội cung có đặt người khéo bảo vệ; trong thành nội có đặt người khéo bảo vệ, ngoài thành có đặt người khéo bảo vệ. Trong nước cũng có đặt người khéo bảo vệ, ngoài nước cũng có đặt người khéo bảo vệ.

Bạch Thế Tôn, con được bảo vệ phòng giữ như vậy, nhưng con vẫn sống sợ hãi, hồi hộp, run sợ, hoảng sợ. Nhưng nay con đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, con sống một mình, con sống không sợ hãi, không hồi hộp, không run sợ, không hoảng sợ, không rộn ràng, không hốt hoảng, lắng dịu, nhẹ nhàng, tâm như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, do thấy mục đích như vậy, nên con khi đi đến khu rừng… con nói lên lời cảm hứng “… an lạc thay!".


Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

Với ai, trong nội tâm,

Không có lòng phẫn nộ,

Vượt qua hữu, phi hữu,

Vị ấy thoát sợ hãi,

An lạc, không sầu muộn,

Chư Thiên không thấy được.

Bài viết: "Sự an lạc đến từ buông bỏ!"
Kinh Tiểu Bộ  – Tập I
Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt

Về Menu

sự an lạc đến từ buông bỏ! su an lac den tu buong bo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago thu cho ban Điều phục thân tâm CHÙA NAM NHÃ bàn về đạo phật cùng nguyễn công trứ Hành thiền trong quản trị thời gian những vấn đề chung quang danh hiệu bồ Trí Quang tự truyện phác thảo về cuộc hài cốt hòa thượng chôn mấy chục năm 天將災難 做人處事 中文 vườn hoa phật giáo Điều phục thân tâm 鼎卦 thích nhật từ ngoại cảm khuyen tu phap mon niem phat căn của ý thức Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh Tư liệu đặc biệt về hậu duệ Thánh chỉ có từ bi thôi chưa đủ tu nga phat Đạt ma cÆ n Thanh đạm với bì cuốn chay 優良蛋 繪本 sau bầu cử tại mỹ 1970 Ấn mình là cái gì hãy sống cho hết mình vì cuộc đời này nhung chu y quan trong khi ngoi thien 15 điều bạn không nên chấp nhận trong lòng tham của con người cong nghiep rong choi ben bo vuc tham 人生七苦 Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh phải làm thế nào để nuôi dưỡng niềm 4 thứ trên đời tuyệt đối không thanh thieu nien pt chua bang mung ngay 20 ma tạm Em còn trẻ phong sinh viec de kho lam thá ƒ Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan Ăn uống ngủ nghỉ như thế nào để nhung cau doi hay cho ngay tet Môn phái Chúc Thánh giỗ Tổ Minh Hải 閩南語俗語 無事不動三寶