Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về Sư bà Thích Nữ Diệu Không...

Sư bà Diệu Không - tu sĩ 'có một không hai'

Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về Sư bà Thích Nữ Diệu Không - một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.

Lời hội niệm được đưa ra tại cuộc tọa đàm nhân 20 năm sư bà viên tịch, tổ chức tại chùa Hồng Ân (Huế) chiều 10-10.

su ba 1.jpg
Chân dung Sư bà Diệu Không lúc còn trẻ

Sư bà Diệu Không sinh năm 1905, quê làng An Truyền (Phú Vang, Thừa Thiên), thế danh là Hồ Thị Hạnh, xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt, là con gái quan thượng thư Hồ Đắc Trung - đại thần triều Nguyễn, em gái của các nhà trí thức lớn như: cử nhân Hán học Hồ Đắc Khải, luật gia Hồ Đắc Điềm, bác sĩ Hồ Đắc Di, dược sĩ Hồ Đắc Ân. 

Một gia đình mà Hồ Chủ tịch gọi là "đại trí thức".

Bà đã trải qua một cuộc hôn nhân "không vì tình yêu đôi lứa", mà chủ yếu để chăm nom 5 đứa con mồ côi mẹ của ông Cao Xuân Xang - con trai quan thượng thư bộ học Cao Xuân Dục.   

Sư bà xuất gia nhập đạo vào năm 1932 với pháp tự Diệu Không, kể từ đó bà bắt đầu một cuộc đời tận hiến cho đạo pháp và dân tộc. 

Các hoạt động của bà không chỉ trong việc tu học và hành đạo, mà rộng mở như một nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục... 

Sư bà là một trong những thành viên tích cực thành lập An Nam Phật Học Hội tại Huế vào năm 1932 - một tổ chức gắn liền với cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 - cùng việc thành lập tạp chí Liên Hoa nổi tiếng một thời.

Sư bà cũng đã đi khắp miền Trung và miền Nam để hoằng pháp và thành lập nhiều ni viện - nơi tu hành của nữ tu sĩ. Sư bà cùng với nữ sử Đạm Phương (Huế) thành lập Nữ Công Học Hội vào năm 1926 để dạy nghề cho phụ nữ.

Sư bà tham gia thành lập nhiều trường đại học Phật giáo và các trung tâm văn hóa Phật giáo như: Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn), Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế), Học viện Phật giáo tại Huế.

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-2-copy-1507637194052_jpg.jpg

Chân dung sư bà Diệu Không lúc về già

Dù chỉ học xong trung học ở Trường nữ trung học Đồng Khánh, nhưng trình độ học vấn và Hán học của bà rất uyên thâm. 

Sư bà đã dịch các bộ kinh luận của Phật giáo Đại thừa như: Lăng Già tâm ấn, Đại Trí Độ luận, Trung Quán luận lược giải...

Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, Sư bà đã xin tự nguyện tự thiêu để bảo vệ chánh pháp nhưng không được Giáo hội Phật giáo chấp thuận.

Sư bà cũng là người đứng ra vận động thành lập các cô nhi viện lớn ở Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn... để chăm nom trẻ mồ côi, trẻ nạn nhân chiến tranh. Hoạt động từ thiện cứu giúp đồng bào nghèo khổ, hoạn nạn diễn ra gần như suốt cả cuộc đời Sư bà.

"Xét trên mọi phương diện, Ni trưởng là một tu sĩ có một không hai" là lời hai môn đệ của Sư bà là Tâm Chơn - Tâm Hương trong một bài tham luận tại cuộc tọa đàm.

Lúc 2g sáng 24-9-1997, Sư bà Diệu Không đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 93 tuổi.

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-3-1507637216839_jpg.jpg
Chân dung sư bà Diệu Không

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-4-1507637216841_jpg.jpg
Cuốn sách viết về sư bà Diệu Không ra mắt tại cuôc tọa đàm - Ảnh: MINH TỰ

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-5-1507637259771_jpg.jpg
Buổi tọa đàm sự tham gia của giới tu sĩ Phật giáo cả nước - Ảnh: MINH TỰ

* Tin liên quan: Kỷ niệm 20 năm ngày Ni trưởng Diệu Không viên tịch ||

Minh Tự (Tuổi Trẻ online)


Về Menu

Sư bà Diệu Không tu sĩ 'có một không hai'

怎么面对自己曾经犯下的错误 ç æˆ 4 bí quyết giúp sống lâu 欲移動 đề 横江仏具のお手入れ方法 菩提寺の高齢の東堂が亡くなりました 一真法界 ペット供養 Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch フォトスタジオ 中百舌鳥 chuong i 离开娑婆世界 般若蜜 大集經 พนะปาฏ โมกข 一仏両祖 読み方 念南無阿彌陀佛功德 steve jobs dinh nghiep nhu nhung dau 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 提等 tuổi trẻ và vấn đề đến với đạo 既濟卦 首座 Cuộc đời tận hiến 禮佛大懺悔文 有人願意加日我ㄧ起去 trà TẠ在荐福寺学习过的当代诗人 tà nh thẠy muốn Pha trà Masala Chai Ấn Độ 七之佛九之佛相好大乘 Ä 静坐 ÄÆ 还愿怎么个还法 æ ä½ å 唐朝的慧能大师 建菩提塔的意义与功德 八吉祥 四重恩是哪四重 淨空法師 李木源 著書 çš khúc 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 五痛五燒意思 班禅达赖的区别 鼎卦