Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về sư bà Thích Nữ Diệu Không một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20 Lời hội niệm được đưa ra tại cuộc tọa đàm nhân 20 năm sư bà viên tịch, tổ chức tại chùa Hồng Ân H
Sư bà Diệu Không - vị tu sĩ có một không hai

Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về sư bà Thích Nữ Diệu Không - một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20. Lời hội niệm được đưa ra tại cuộc tọa đàm nhân 20 năm sư bà viên tịch, tổ chức tại chùa Hồng Ân (Huế) chiều 10-10. Chân dung Sư bà Diệu Không lúc còn trẻ
Sư bà Diệu Không sinh năm 1905, quê làng An Truyền (Phú Vang, Thừa Thiên), thế danh là Hồ Thị Hạnh, xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt, là con gái quan thượng thư Hồ Đắc Trung - đại thần triều Nguyễn, em gái của các nhà trí thức lớn như: cử nhân Hán học Hồ Đắc Khải, luật gia Hồ Đắc Điềm, bác sĩ Hồ Đắc Di, dược sĩ Hồ Đắc Ân.

Một gia đình mà Hồ Chủ tịch gọi là "đại trí thức".

đã trải qua một cuộc hôn nhân "không vì tình yêu đôi lứa", mà chủ yếu để chăm nom 5 đứa con mồ côi mẹ của ông Cao Xuân Xang - con trai quan thượng thư bộ học Cao Xuân Dục.

Sư bà xuất gia nhập đạo vào năm 1932 với pháp tự Diệu Không, kể từ đó bà bắt đầu một cuộc đời tận hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Các hoạt động của bà không chỉ trong việc tu học và hành đạo, mà rộng mở như một nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục...

Bà là một trong những thành viên tích cực thành lập An Nam Phật Học Hội tại Huế vào năm 1932 - một tổ chức gắn liền với cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 - cùng việc thành lập tạp chí Liên Hoa nổi tiếng một thời.

Bà cũng đã đi khắp miền Trung và miền Nam để hoằng pháp và thành lập nhiều ni viện - nơi tu hành của nữ tu sĩ. Bà cùng với nữ sử Đạm Phương (Huế) thành lập Nữ Công Học Hội vào năm 1926 để dạy nghề cho phụ nữ.

Bà tham gia thành lập nhiều trường đại học Phật giáo và các trung tâm văn hóa Phật giáo như: Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn), Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế), Học viện Phật giáo tại Huế.


Chân dung sư bà Diệu Không lúc về già
 
Dù chỉ học xong trung học ở Trường nữ trung học Đồng Khánh, nhưng trình độ học vấn và Hán học của bà rất uyên thâm.

Bà đã dịch các bộ kinh luận của Phật giáo Đại thừa như: Lăng Già tâm ấn, Đại Trí Độ luận, Trung Quán luận lược giải...

Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, bà đã xin tự nguyện tự thiêu để bảo vệ chánh pháp nhưng không được Giáo hội Phật giáo chấp thuận.

Bà cũng là người đứng ra vận động thành lập các cô nhi viện lớn ở Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn... để chăm nom trẻ mồ côi, trẻ nạn nhân chiến tranh. Hoạt động từ thiện cứu giúp đồng bào nghèo khổ, hoạn nạn diễn ra gần như suốt cả cuộc đời bà.

"Xét trên mọi phương diện, ni trưởng là một tu sĩ có một không hai" là lời hai môn đệ của bà là Tâm Chơn - Tâm Hương trong một bài tham luận tại cuộc tọa đàm.

Lúc 2g sáng 24-9-1997, sư bà Diệu Không đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 93 tuổi.


Chân dung sư bà Diệu Không
Cuốn sách viết về sư bà Diệu Không ra mắt tại cuôc tọa đàm 

Buổi tọa đàm sự tham gia của giới tu sĩ Phật giáo cả nước

Bài viết: "Sư bà Diệu Không - vị tu sĩ có một không hai"
Minh Tự - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

sư bà diệu không vị tu sĩ có một không hai su ba dieu khong vi tu si co mot khong hai tin tuc phat giao hoc phat

Thể dục tốt cho người béo phì ơn cha nặng lắm ai ơi Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng tin Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ thien phat giao Tháºy Các loại thực phẩm có lợi và hại cho kiến Mừng thượng thọ cư sĩ Tống Hồ Cầm ç æŒ Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông 4 cách tránh hôi miệng khi phải di hoa chương v thảnh Lễ húy kỵ lần thứ 19 cố Đại lão tang cân kính Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago mở 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh Ð Ð Ð mỗi ÄÆ tôi can than loi noi Cách giảm nhức đầu hiệu quả loi gioi thieu Nghệ thuật ăn trong chánh thọ chùa xá lợi dam 閼伽坏的口感 僧伽吒經四偈繁體注音 僧人食飯的東西 放下凡夫心 故事 chùa bát tháp thả 證空性的方法 佛教中华文化 Các thực phẩm phụ nữ đang cho con bú mat troi chan ly khuyen khau xa tat ca chung ta xin truyen di nhung thong diep yeu 泰卦 Quảng Ngãi Tưởng niệm ngày viên tịch truoc khi ly hon ban nen doc bai viet nay