Cùng với các tông phái PG khác, sự du nhập của Thiền tông trên mảnh đất hình chữ S đã góp phần vẽ nên bức tranh toàn cảnh về những hoạt động đa dạng và đặc thù của PGVN trong hơn 10 thế kỷ qua
Sự có mặt của các thiền sư với dân tộc Việt Nam

Cùng với các tông phái PG khác, sự du nhập của Thiền tông trên mảnh đất hình chữ S đã góp phần vẽ nên bức tranh toàn cảnh về những hoạt động đa dạng và đặc thù của PGVN trong hơn 10 thế kỷ qua. Mở đầu chuyên mục Thiền học kể từ số này, GN trân trọng giới thiệu bài viết của HT.Thích Nhật Quang, phác thảo sơ nét công hạnh và đạo nghiệp của các thiền sư - dấu ấn Thiền tông VN - trong dòng phát triển sinh động của đạo mạch Phật giáo gắn bó với sự tồn vong của dân tộc...

Từ thời Phật giáo còn phôi thai ở những năm 900, Ngô Quyền dựng nước. Phải nói thời kỳ này đạo Phật và dân tộc còn phân hóa, nhất là vừa hoàn toàn cởi được ách nô lệ của người phương Bắc hàng bao thế kỷ. Bấy giờ cái gì cũng mới mẻ. Dù không mới mẻ mà nó được xây dựng, được hình thành lại từ sự đổ nát của một dân tộc nặng ách nô lệ thì cũng xem như mới mẻ.

Tuy nhiên giống nòi Việt anh hùng từ trong tang tóc điêu linh mà dốc lòng chung sức gầy dựng lại một nền quốc thể có chủ quyền, có độc lập với những thành tựu nhất định, thì không ai có thể phủ nhận được tính bất khuất, kiên cường, trí dũng và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Ở đó vua quan và nhân dân nước ta kết chặt tình quân dân cá nước, để giành lấy độc lập, giữ vững cương thổ, đồng thời còn biểu hiện được sức mạnh muôn thuở của giống nòi Việt.

Một danh tướng Lý Thường Kiệt tồn tại nghìn thu trong lòng người dân Việt cùng với những Thiền sư như ngài Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh... đã làm nên lịch sử chiến thắng ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, ổn định hành chánh nước nhà và cơm no áo ấm cho dân ta. Thật không có gì sáng chói và vinh hạnh hơn! Qua đó chúng ta thấy rõ Phật giáo Việt Nam đã thoi thóp theo từng hơi thở của dân tộc lúc đất nước lâm nguy và cộng sinh khởi sắc trong từng nhịp bước đi lên của quê hương.

Qua những hình ảnh đã nêu trên, lại một lần nữa khẳng định sự song hành của các thiền sư đối với vận mệnh đất nước, với vai trò của những nhà lãnh đạo quốc gia. Các ngài đã có mặt và sáng danh trong việc gầy dựng nên một cuộc diện xã hội dân giàu nước mạnh, văn hóa văn minh.

Năm Thiên Phước thứ bảy (986), nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang phong tước hiệu cho vua Đại Hành. Vua nhờ Thiền sư Pháp Thuận cải trang làm lái đò để đón sứ. Trên sông bất chợt Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi, cảm hứng liền ngâm:
 Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên n
ha.
Dịch: Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời.
Sư đang trong tay chèo, ứng khẩu ngâm tiếp:
Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bãi thanh ba.
Dịch:
Lông trắng phơi dòng biếc,
Sóng xanh chân hồng bơi.

 Lý Giác rất ngạc nhiên và thán phục. Vua Đại Hành hỏi vận nước dài ngắn thế nào, Sư đáp bằng bài kệ:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình,
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch: Vận nước như dây quấn,
Trời Nam hưởng thái bình,
Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.
 
Hoặc bài thi tiễn sứ Lý Giác theo điệu "Tống vương lang quy" của Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu:
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Thần tiên phục đế hương.
Thiên lý vạn lý thiệp thương lương,
Cửu thiên quy lộ trường,
Nhân tình thảm thiết đối ly thương,
Phan luyến sứ tình lang.
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương,
Phân minh tấu ngã hoàng.
Dịch: Gió hòa phất phới chiếc buồm hoa,
Thần tiên trở lại nhà.
Đường muôn nghìn dặm trải phong ba,
Cửa trời nhắm đường xa.
Một chén quan hà dạ thiết tha,
Thương nhớ biết bao là.
Nỗi niềm xin nhớ cõi Nam hà,
Bày tỏ với vua ta.

 Lời thơ quyện vào hồn thơ đã nói lên phong thái văn nhã của thiền môn mà cũng định vị được sự dựng lập bền lâu của thế nước... Ngần ấy công đức của tiền nhân khiến chúng ta thoáng nhìn qua cũng thấy được trí tuệ, sự gắn bó và tầm quan trọng của các ngài đối với vận mệnh đất nước.

Đặc biệt Phật giáo Việt Nam đời Trần đã tỏa sức sống đạo vô cùng mãnh liệt trong lòng người dân Việt nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng. Các vua thời Trần tuy ngồi trên ngôi cửu trùng nhưng tâm để ở chốn thiền môn. Nhờ thế, quốc sách thời bấy giờ đượm thấm tinh thần Phật đạo. Và cũng chính vì thế Phật giáo đời Trần mang tính nhập thế rất tích cực.

Các ngài giả lập ra quy củ cốt rèn luyện cái tâm, không cho người ta phóng dật, mở thông một chân trời tịnh thanh. Mộc mạc mà phong phú. Giản dị mà đầy đủ. Chỉ cái tâm được tịnh dần, chợt sáng hiện về thì trời đất rỗng thênh. Bấy giờ bước ngàn dã nội, thênh thang, không vướng mà đại sự hiện thành. Vì lợi ích tất cả và đại nghĩa mà quên thân, khuất mình không danh không lợi. Như Thượng Sĩ Tuệ Trung từng ngâm:Buông bốn đại chừ đừng nắm bắt

Tỉnh một đời chừ thôi chạy quàng
Tỏa nguyện ta chừ được ngã sở
Sống chết bức nhau chừ ta vẫn như thường.
                                                              
                                                                                     (Phóng cuồng ca– Tuệ Trung TS )

Nói đến cái tâm của con người, cái tâm mà mọi người thường gọi là "Tâm tôi, tâm của tôi", nhà Phật cho đó là vọng niệm lăng xăng như khỉ vượn, hoặc là bóng dáng của tiền trần, không một chút gì chắc thực cả. Theo giữ cái tâm đó, Phật nói như nuôi giặc hoặc nuôi rắn độc trong nhà.

Vì vậy, nên thiền môn dạy chúng ta cố tu sửa cái tâm này bằng cách lọc lừa buông bỏ. Buông bỏ đến chẳng còn gì để buông bỏ, bấy giờ cái linh tri không dính không mắc vào đâu hiện tiền. Người người tự tại, không kẹt xưa kẹt nay. Chỉ vậy thôi.

Đó chính là sự có mặt của các thiền sư trong lòng dân tộc và Phật giáo Việt Nam.

Về Menu

sự có mặt của các thiền sư với dân tộc việt nam su co mat cua cac thien su voi dan toc viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

đau ba điều cần suy ngẫm trong cuộc sống O dong Phật giáo Học Tập Ä y nghia ve truc quan Mất ngủ huy hoàng lai テ Có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ long tu lễ 15 nhãƒæ đức ï¾ å tùy Su 5 tan o thai lan 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh phÃÆt 1945 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều niệm phật sự lý viên dung tất được Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay là giao nhan hoc Lâm Đồng TT Thích Minh Hạnh Chánh Sóc Trăng Hòa thượng Dương Dal viên Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la Phóng hạnh phúc đến từ đâu bồ tát thiç lòng 03 tư duy và thay đổi hạt tức lâm Mùa thi ơi hình Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam Mẹ Từ Bi tạm câu chuyện về niệm phật và cầu