LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam, tối hôm qua 29-12 Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch Hội Sakyadhita, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Hội nghị đã có buổi thuyết Pháp tại Hội trường chính.

	Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam, tối hôm qua 29-12 Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch Hội Sakyadhita, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Hội nghị đã có buổi thuyết Pháp tại Hội trường chính.

Với chủ đề “Chapter of my life- Sự giác ngộ của đời tôi”, Ni sư chia sẻ với đông đảo thính chúng  nhiều điều thú vị trên con đường học Phật và thực hành lời Phật dạy…

TSNS (1).JPG

Ni sư Tsomo thuyết pháp với toàn đại biểu

TSNS (2).JPG

19 tuổi trở thành Phật tử

Chia sẻ với Đại biểu tham dự Hội nghị, Ni sư rất bất ngờ vì Hội nghị lần thứ 11 tại Việt Nam có chương trình thuyết Pháp và Ni sư thấy vinh dự vì điều này.

Mở đầu câu chuyện đi tìm sự tỉnh thức, giác ngộ của bản thân, Ni sư Tsomo cho biết khi mới 11 tuổi Ni sư đã nói với mẹ “con là một Phật tử”, lúc ấy thân mẫu của Ni sư không hiểu gì về lời nói của con trẻ. Và, Ni sư cũng chưa hiểu gì về bản chất cũng như làm thế nào để thành một Phật tử, “nhưng về sau tôi hiểu rằng đó là niềm tin tôn giáo của tôi đã có từ vô lượng kiếp”.

TSNS (8).JPG

Hình Ni sư Tsomo lúc 11 tuổi

Cũng như mọi đứa trẻ khác, Ni sư được sinh sống và học tập tại Mỹ cùng với gia đình nhưng đến năm 19 tuổi Ni sư Tsomo bắt đầu nuôi tâm nguyện trở thành một Phật tử. “Lúc ấy tôi vừa tốt nghiệp Trung học và là một cô gái khá tinh nghịch. Xã hội Mỹ lúc đó rất rối ren, tại Việt Nam đang chiến tranh, tôi trở thành những người xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. “Thời điểm ấy, tôi thấy chán nản hết mọi thứ và bắt đầu chu du khắp các nước Châu Âu rồi đến Nhật Bản và sau đó tôi đến Việt Nam. Tôi ra Hà Nội vào Sài Gòn. Ở đây, tôi đã nghe tiếng súng nổ từ các vùng quê”. Ni sư Tsomo tâm sự.

Ni sư Tsomo đến Đức học tiếp và trở thành một ca sĩ vào những năm của thập niên 60, có những đĩa hát cùng với bạn bè. Nhưng, cuộc sống của một ca sĩ khá phóng khoáng cũng không làm một cô gái trẻ thấy vui. Lúc này, gia đình Ni sư là một gia đình đại tư bản, Ni sư có mọi thứ và nhiều con đường để lựa chọn của một người giàu có nhưng Ni sư lúc nào cũng cảm thấy bất an. Ni sư Tsomo bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, ở trường chỉ có hai cuốn sách viết về tôn giáo trong đó có Phật giáo, sự thiếu thốn và niềm khát khao được học hỏi và thực nghiệm những lý tưởng cao đẹp choáng hết tâm trí. “Nó thôi thúc tôi trở thành một Phật tử”, Ni sư tiếp tục những chuyến hành hương về vùng đất mang dấu ấn Phật: Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Tây tạng…

TSNS (3).JPG

Lúc 19 tuổi, Ni sư đã trở thành Phật tử

TSNS (4).JPG

“Tôi đã từng làm mọi điều trong cuộc sống, gia đình tôi giàu có, tôi từng là một nghệ sĩ, làm một giảng sư nhưng tôi cảm thấy luôn bất an cho đến khi tôi trở thành một tỳ kheo Phật giáo.” Ni sư Tsomo chia sẻ.

Con đường giác ngộ

Cả quá trình tìm hiểu Phật giáo lâu dài, Ni sư Tsomo giác ngộ ra rằng “mọi người cũng đều trở thành Phật”, từ lý tưởng đến sự tỉnh thức, giác ngộ. Ni sư tìm đến Hàn Quốc để thọ tỳ kheo, đó là năm 1982. Ni sư lại tiếp tục cuộc tìm kiếm chính mình và tìm đến Đài Loan để học thêm về truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa và trải qua 6 tháng tại đây. Tiếp tục cuộc hành hương đến Tây Tạng, ở đây Ni sư bắt gặp những cuộc đời quá cơ cực, đặc biệt là thân phận của phụ nữ nghèo. Họ không có cơ hội học tập, đời sống quá khó khăn và xa rời đời sống lý tưởng của một Phật tử. Ni sư bắt đầu nuôi ý tưởng thành lập Hội Sakyadhita nhằm giúp đỡ những phụ nữ nghèo được tu học, xuất gia trở thành “con gái của Đức Thế tôn”…

TSNS (6).JPG

Trước khi xuất gia, Ni sư Tsomo từng là ca sĩ và ra đĩa nhạc

Sakyadhita thành lập khi đó (1987) chỉ có vài người sinh hoạt cùng  nhau  và có cùng lý tưởng giúp đỡ những phụ nữ có cơ hội tu học, nâng cao kiến thức và phát triển khả năng của mình để phục vụ cho cộng đồng Phật giáo và xã hội. Dần dần, Skyadhita thu hút được Nữ giới Phật giáo các quốc gia có truyền thống Phật giáo khác nhau và đến với nhau vì sự tiến bộ, bình đẳng, từ bi và hòa bình cho nhân loại.

Tại buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo đã thuyết giảng về sự phát nguyện Bồ Đề Tâm theo truyền thống Kim Cang thừa. Phát Bồ Đề Tâm là phát nguyện tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta trong vô lượng kiếp luân hồi chúng ta cùng là cha mẹ, anh em với nhau. Nên chúng ta cùng phát khởi tâm từ bi yêu thương tất cả, thậm chí yêu thương luôn cả kẻ thù. Cầu nguyện cho chúng sanh, mọi người xung quanh ta thoát khỏi khổ đau, sống trong sự an lành và tình yêu thương.

TSNS (7).JPG

Vào năm 1982, Ni sư đã trở thành Tỳ kheo Ni tại Hàn Quốc

Ni sư đã hướng dẫn đại chúng thực tập tọa thiền buông thư tại chỗ và phát khởi tâm từ: “mọi chúng sanh quanh chúng ta trong vũ trụ được thoát khỏi khổ đau, khi chúng ta phát khởi tình yêu thương dành cho tất cả mọi người, ở đó là gốc rễ của tâm từ. Khi ấy tâm chúng ta trở thành tâm vô ngã và đó chính là tâm Bồ tát”.

Kết thúc buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo khuyên rằng, trước khi làm việc gì cũng nên dành vài phút để lắng nghe tâm mình, tìm sự bình an. Nếu không biết lắng lòng, sự giận dữ sẽ đốt đi cả một rừng công đức nên mỗi ngày hãy tập thực hành khởi tâm Bồ đề và hồi hướng công đức cho mọi chúng sanh.

Bài: H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn    


Về Menu

Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

崔红元 祈祷カードの書き方 Tàu hủ chiên sốt cà long Ăn uống thế nào để giảm viêm nhiễm ChẠほとけのかたより 佛经说人类是怎么来的 茶湯料とは 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Phá thai Một góc nhìn Phật giáo æ æ ç æŒ ท มาของพระมหาจ Hà nh tieng niem phat 永代供養 東成 妙善法师能入定 đừng bao giờ nghĩ trẻ nít không biết chuong bon phap 梵僧又说 我们五人中 一息十念 uống 印顺法师关于大般涅槃经 gene cẠi 历世达赖喇嘛 học phật 东宝法王 真实存在 cây Thuốc giảm cân không giảm cân còn gây ส ะนนะ Ä Æ quang ngu cua hoa thuong la hanh que son o chuong ï½ giao ngó S ma お墓のお 無量義經 仏壇 のし vo cam xa hoi va thai do cua nguoi phat tu hình Ngày mai con lấy Mẹ với ngày tựu trường å ä¹ æ 人间佛教 秽土成佛 Tử uyển vị thuốc chữa ho hen お仏壇 飾り方 おしゃれ