LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam, tối hôm qua 29-12 Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch Hội Sakyadhita, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Hội nghị đã có buổi thuyết Pháp tại Hội trường chính.

	Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

LTS: Trong khuôn khổ Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam, tối hôm qua 29-12 Ni sư Karma Lekshe Tsomo, chủ tịch Hội Sakyadhita, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Hội nghị đã có buổi thuyết Pháp tại Hội trường chính.

Với chủ đề “Chapter of my life- Sự giác ngộ của đời tôi”, Ni sư chia sẻ với đông đảo thính chúng  nhiều điều thú vị trên con đường học Phật và thực hành lời Phật dạy…

TSNS (1).JPG

Ni sư Tsomo thuyết pháp với toàn đại biểu

TSNS (2).JPG

19 tuổi trở thành Phật tử

Chia sẻ với Đại biểu tham dự Hội nghị, Ni sư rất bất ngờ vì Hội nghị lần thứ 11 tại Việt Nam có chương trình thuyết Pháp và Ni sư thấy vinh dự vì điều này.

Mở đầu câu chuyện đi tìm sự tỉnh thức, giác ngộ của bản thân, Ni sư Tsomo cho biết khi mới 11 tuổi Ni sư đã nói với mẹ “con là một Phật tử”, lúc ấy thân mẫu của Ni sư không hiểu gì về lời nói của con trẻ. Và, Ni sư cũng chưa hiểu gì về bản chất cũng như làm thế nào để thành một Phật tử, “nhưng về sau tôi hiểu rằng đó là niềm tin tôn giáo của tôi đã có từ vô lượng kiếp”.

TSNS (8).JPG

Hình Ni sư Tsomo lúc 11 tuổi

Cũng như mọi đứa trẻ khác, Ni sư được sinh sống và học tập tại Mỹ cùng với gia đình nhưng đến năm 19 tuổi Ni sư Tsomo bắt đầu nuôi tâm nguyện trở thành một Phật tử. “Lúc ấy tôi vừa tốt nghiệp Trung học và là một cô gái khá tinh nghịch. Xã hội Mỹ lúc đó rất rối ren, tại Việt Nam đang chiến tranh, tôi trở thành những người xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. “Thời điểm ấy, tôi thấy chán nản hết mọi thứ và bắt đầu chu du khắp các nước Châu Âu rồi đến Nhật Bản và sau đó tôi đến Việt Nam. Tôi ra Hà Nội vào Sài Gòn. Ở đây, tôi đã nghe tiếng súng nổ từ các vùng quê”. Ni sư Tsomo tâm sự.

Ni sư Tsomo đến Đức học tiếp và trở thành một ca sĩ vào những năm của thập niên 60, có những đĩa hát cùng với bạn bè. Nhưng, cuộc sống của một ca sĩ khá phóng khoáng cũng không làm một cô gái trẻ thấy vui. Lúc này, gia đình Ni sư là một gia đình đại tư bản, Ni sư có mọi thứ và nhiều con đường để lựa chọn của một người giàu có nhưng Ni sư lúc nào cũng cảm thấy bất an. Ni sư Tsomo bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, ở trường chỉ có hai cuốn sách viết về tôn giáo trong đó có Phật giáo, sự thiếu thốn và niềm khát khao được học hỏi và thực nghiệm những lý tưởng cao đẹp choáng hết tâm trí. “Nó thôi thúc tôi trở thành một Phật tử”, Ni sư tiếp tục những chuyến hành hương về vùng đất mang dấu ấn Phật: Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Tây tạng…

TSNS (3).JPG

Lúc 19 tuổi, Ni sư đã trở thành Phật tử

TSNS (4).JPG

“Tôi đã từng làm mọi điều trong cuộc sống, gia đình tôi giàu có, tôi từng là một nghệ sĩ, làm một giảng sư nhưng tôi cảm thấy luôn bất an cho đến khi tôi trở thành một tỳ kheo Phật giáo.” Ni sư Tsomo chia sẻ.

Con đường giác ngộ

Cả quá trình tìm hiểu Phật giáo lâu dài, Ni sư Tsomo giác ngộ ra rằng “mọi người cũng đều trở thành Phật”, từ lý tưởng đến sự tỉnh thức, giác ngộ. Ni sư tìm đến Hàn Quốc để thọ tỳ kheo, đó là năm 1982. Ni sư lại tiếp tục cuộc tìm kiếm chính mình và tìm đến Đài Loan để học thêm về truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa và trải qua 6 tháng tại đây. Tiếp tục cuộc hành hương đến Tây Tạng, ở đây Ni sư bắt gặp những cuộc đời quá cơ cực, đặc biệt là thân phận của phụ nữ nghèo. Họ không có cơ hội học tập, đời sống quá khó khăn và xa rời đời sống lý tưởng của một Phật tử. Ni sư bắt đầu nuôi ý tưởng thành lập Hội Sakyadhita nhằm giúp đỡ những phụ nữ nghèo được tu học, xuất gia trở thành “con gái của Đức Thế tôn”…

TSNS (6).JPG

Trước khi xuất gia, Ni sư Tsomo từng là ca sĩ và ra đĩa nhạc

Sakyadhita thành lập khi đó (1987) chỉ có vài người sinh hoạt cùng  nhau  và có cùng lý tưởng giúp đỡ những phụ nữ có cơ hội tu học, nâng cao kiến thức và phát triển khả năng của mình để phục vụ cho cộng đồng Phật giáo và xã hội. Dần dần, Skyadhita thu hút được Nữ giới Phật giáo các quốc gia có truyền thống Phật giáo khác nhau và đến với nhau vì sự tiến bộ, bình đẳng, từ bi và hòa bình cho nhân loại.

Tại buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo đã thuyết giảng về sự phát nguyện Bồ Đề Tâm theo truyền thống Kim Cang thừa. Phát Bồ Đề Tâm là phát nguyện tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta trong vô lượng kiếp luân hồi chúng ta cùng là cha mẹ, anh em với nhau. Nên chúng ta cùng phát khởi tâm từ bi yêu thương tất cả, thậm chí yêu thương luôn cả kẻ thù. Cầu nguyện cho chúng sanh, mọi người xung quanh ta thoát khỏi khổ đau, sống trong sự an lành và tình yêu thương.

TSNS (7).JPG

Vào năm 1982, Ni sư đã trở thành Tỳ kheo Ni tại Hàn Quốc

Ni sư đã hướng dẫn đại chúng thực tập tọa thiền buông thư tại chỗ và phát khởi tâm từ: “mọi chúng sanh quanh chúng ta trong vũ trụ được thoát khỏi khổ đau, khi chúng ta phát khởi tình yêu thương dành cho tất cả mọi người, ở đó là gốc rễ của tâm từ. Khi ấy tâm chúng ta trở thành tâm vô ngã và đó chính là tâm Bồ tát”.

Kết thúc buổi thuyết Pháp, Ni sư Tsomo khuyên rằng, trước khi làm việc gì cũng nên dành vài phút để lắng nghe tâm mình, tìm sự bình an. Nếu không biết lắng lòng, sự giận dữ sẽ đốt đi cả một rừng công đức nên mỗi ngày hãy tập thực hành khởi tâm Bồ đề và hồi hướng công đức cho mọi chúng sanh.

Bài: H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn    


Về Menu

Sự giác ngộ của đời tôi (Chapter of my life)

蒋川鸣孔盈 lời phật dạy về thời gian và nghiệp ก จกรรมทอดกฐ น さいたま市 氷川神社 七五三 Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm Một chút hoài niệm về Tết tinh xa ngoc minh 市町村別寺院数順位 仏壇 通販 doanh อ ตาต จอส dao phat dao la con duong vẠvượt qua sự mặc cảm về hình thức 曹洞宗総合研究センター khoảng cách giữa lý thuyết và thực Thái cam nang vao doi cho nguoi cu si tai gia 所住而生其心 Quá gầy làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ส วรรณสามชาดก cau nguyen sam hoi chan that chinh la chuyen 佛教教學 truyền kỳ về thiền sư không lộ 二哥丰功效 福生市永代供養 鎌倉市 霊園 佛教蓮花 tụng kinh cầu siêu thì có siêu được tiếng nói trong các diễn đàn giáo hội 世界悉檀 金宝堂のお得な商品 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 thien mot net dep van hoa hoc duong thiền là sống tỉnh thức trong từng những bức tượng phật cao nhất thế 皈依是什么意思 Chú Đại Bi 川井霊園 phat イス坐禅のすすめ Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng Điều trị ADHD Thuốc không phải giải lời dạy của đức phật về khổ đau 文殊 墓 購入 精霊供養 giáo dục ngày nay dưới góc nhìn phật