GN - Đến ngày lễ Vu lan Báo hiếu, tôi kể chuyện Mục Liên Thanh Đề đi tìm mẹ dưới âm phủ.

Sự giác ngộ dễ thương

Tặng các em lớp đêm Trường Độc Lập của cô

GN - Nhìn quanh lớp một vòng, tôi hỏi một học sinh ngồi đầu bàn:

- Tối thứ Hai sao em nghỉ học?

- Tại bả không cho đi! Ổng chạy xe, bả bắt em canh nhà!

Tôi đặt tay lên vai Lan và nhẹ nhàng hỏi lại:

- Ổng là ai? Bả là ai?

- Thì ổng ba, bả má em đó…

Tôi nghiêm mặt

- Thì ra là ba má của em! Sao em lại gọi ba má của mình bằng ổng bả? Nghe vừa thiếu lễ độ vừa xa lạ…

Lan hồn nhiên:

- Dạ quen rồi cô ơi! Cả nhà em ai cũng gọi thế…

Lòng tôi chợt se lại. Đạo lý cũng có đẳng cấp sao!

vu-lan-bao-hieu.jpg

Nhìn những khuôn mặt già đi trước tuổi vì vất vả lao động, những đôi mắt mệt nhọc vì thiếu ngủ thiếu ăn, giọng nói thì vô tư không cảm xúc, tôi hiểu rằng các em đã sống và lớn lên như cây dại trong khu vườn hoang không hề được chăm chút vun trồng…

Từ đó tôi vô cùng quan tâm đến đời tư của các em, sự sinh hoạt trong gia đình, ngoài xã hội…

Tuy mỗi đêm tôi chỉ có hai giờ để dạy cho các em chút kiến thức ít ỏi, nhưng tôi quyết định dành lại mười phút cuối để chuyện trò, tâm sự với các em…

Tôi hỏi thăm về cha mẹ, gia đình… Tôi kể các em nghe nhiều câu chuyện trong sách vở báo chí hay các chuyện cổ tích về những tấm gương hiếu đạo, về cách chăm sóc cha mẹ; cho các em đọc sách Nhị thập tứ hiếu; kể những đau khổ khi cha mẹ mất con; sự nhọc nhằn khi nuôi dưỡng con cái…

Nhìn sự hứng thú khi các em nghe chuyện, sự xúc động theo từng nhân vật trong chuyện. Những khuôn mặt vô tư, vô cảm của các em như trẻ thơ trở lại…

Tôi biết rằng quả tim của các em đầy ắp nhân tính tình cảm…

Đến ngày lễ Vu lan Báo hiếu, tôi kể chuyện Mục Liên Thanh Đề đi tìm mẹ dưới âm phủ. Các em đã khóc khi Mục Liên dâng cơm cho mẹ nhưng than ôi cơm hóa than! Tôi phát cho mỗi em một đóa hồng kết vải rất đẹp và cho các em hiểu ý nghĩa cao cả trong ngày Vu lan…

- Còn cha mẹ cô trao hoa hồng đỏ.

- Cha mẹ đã mất em nhận đóa hồng trắng… Đem về tặng ba mẹ trong ngày lễ Vu lan…

Có em bảo:

- Dạ thưa cô chắc ba má em không lấy đâu!

- Tại sao vậy?

- Tại vì từ trước đến giờ, em không cho ba má em cái gì cả, chỉ xin thôi!

Tôi cười:

- Hôm nay thì khác. Em cứ đem về tặng cho ba má, nếu ba má em không nhận thì em cứ bảo là cô dạy vậy!

Có phụ huynh gặp tôi cảm động:

- Cô ơi! Cháu độ dạo này ngoan lắm. Tôi kêu nó còn biết dạ… Chắc là nhờ cô…

Tôi cười:

- Không đâu! Tại các cháu lớn rồi phải hiểu ra chứ. Vả lại, nếu chị thương cháu nhiều thì cháu ngoan thôi!

Tôi cũng hiểu ra rằng không phải ai cũng đủ tư cách đạo hạnh để đẩy chiếc thuyền Bát-nhã ra khơi. Cũng không phải ai cũng đủ nhân đức để xây chín bậc phù đồ… Chúng ta chỉ cần có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng yêu thương, sẵn sàng vì mọi người thì cũng có thể làm ấm lại bao tâm hồn lạnh lẽo cô đơn!

Sự thay đổi tự nhiên, sự chuyển biến nhẹ nhàng, không gượng ép, không đối phó của các em quả là một sự giác ngộ dễ thương vô cùng.

Hoàng Ngọc Thương


Về Menu

Sự giác ngộ dễ thương

nghệ thuật sống tỉnh thức mà người Trở giữ sự sống cho người khác là phước giu mot thang bang giữ một thăng bằng những điều người phật tử cần tránh vet thuong tinh thuc trinh cong son vết thương tỉnh thức trịnh công tinh tấn tu hành có thay đổi được thong tay vao cho quÃÆ ý nghĩa sáu đứa bé trên thân phật di y nghia sau dua be tren than phat di lac 永平寺宿坊朝のお勤め Ö Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên la Đọc suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat Tưởng niệm 59 năm Tổ sư Minh Đăng Quang 劉同舫 thõng tay vào chợ 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 tưởng niệm bồ tát thích quảng Đức Giç thien tai thuong xuyen muôn vật hiện có trên cõi đời đều chùa vạn phước có nên thờ cả chúa và phật trên một muc dich cuoc doi la g i mục đích cuộc đời là g ì Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa ThẠmục đích của cuộc đời là gì VẠtại một khi bạn cho đi Dâu bình đẳng nam Bodhgaya một ngày An chay 梦参老和尚 谈 参观 món quà vô giá nhất là sự chia sẻ sự Phố quốc 持咒方法 món nợ lớn nhất đời người là tình yeu va chet