GN - Đến ngày lễ Vu lan Báo hiếu, tôi kể chuyện Mục Liên Thanh Đề đi tìm mẹ dưới âm phủ.

Sự giác ngộ dễ thương

Tặng các em lớp đêm Trường Độc Lập của cô

GN - Nhìn quanh lớp một vòng, tôi hỏi một học sinh ngồi đầu bàn:

- Tối thứ Hai sao em nghỉ học?

- Tại bả không cho đi! Ổng chạy xe, bả bắt em canh nhà!

Tôi đặt tay lên vai Lan và nhẹ nhàng hỏi lại:

- Ổng là ai? Bả là ai?

- Thì ổng ba, bả má em đó…

Tôi nghiêm mặt

- Thì ra là ba má của em! Sao em lại gọi ba má của mình bằng ổng bả? Nghe vừa thiếu lễ độ vừa xa lạ…

Lan hồn nhiên:

- Dạ quen rồi cô ơi! Cả nhà em ai cũng gọi thế…

Lòng tôi chợt se lại. Đạo lý cũng có đẳng cấp sao!

vu-lan-bao-hieu.jpg

Nhìn những khuôn mặt già đi trước tuổi vì vất vả lao động, những đôi mắt mệt nhọc vì thiếu ngủ thiếu ăn, giọng nói thì vô tư không cảm xúc, tôi hiểu rằng các em đã sống và lớn lên như cây dại trong khu vườn hoang không hề được chăm chút vun trồng…

Từ đó tôi vô cùng quan tâm đến đời tư của các em, sự sinh hoạt trong gia đình, ngoài xã hội…

Tuy mỗi đêm tôi chỉ có hai giờ để dạy cho các em chút kiến thức ít ỏi, nhưng tôi quyết định dành lại mười phút cuối để chuyện trò, tâm sự với các em…

Tôi hỏi thăm về cha mẹ, gia đình… Tôi kể các em nghe nhiều câu chuyện trong sách vở báo chí hay các chuyện cổ tích về những tấm gương hiếu đạo, về cách chăm sóc cha mẹ; cho các em đọc sách Nhị thập tứ hiếu; kể những đau khổ khi cha mẹ mất con; sự nhọc nhằn khi nuôi dưỡng con cái…

Nhìn sự hứng thú khi các em nghe chuyện, sự xúc động theo từng nhân vật trong chuyện. Những khuôn mặt vô tư, vô cảm của các em như trẻ thơ trở lại…

Tôi biết rằng quả tim của các em đầy ắp nhân tính tình cảm…

Đến ngày lễ Vu lan Báo hiếu, tôi kể chuyện Mục Liên Thanh Đề đi tìm mẹ dưới âm phủ. Các em đã khóc khi Mục Liên dâng cơm cho mẹ nhưng than ôi cơm hóa than! Tôi phát cho mỗi em một đóa hồng kết vải rất đẹp và cho các em hiểu ý nghĩa cao cả trong ngày Vu lan…

- Còn cha mẹ cô trao hoa hồng đỏ.

- Cha mẹ đã mất em nhận đóa hồng trắng… Đem về tặng ba mẹ trong ngày lễ Vu lan…

Có em bảo:

- Dạ thưa cô chắc ba má em không lấy đâu!

- Tại sao vậy?

- Tại vì từ trước đến giờ, em không cho ba má em cái gì cả, chỉ xin thôi!

Tôi cười:

- Hôm nay thì khác. Em cứ đem về tặng cho ba má, nếu ba má em không nhận thì em cứ bảo là cô dạy vậy!

Có phụ huynh gặp tôi cảm động:

- Cô ơi! Cháu độ dạo này ngoan lắm. Tôi kêu nó còn biết dạ… Chắc là nhờ cô…

Tôi cười:

- Không đâu! Tại các cháu lớn rồi phải hiểu ra chứ. Vả lại, nếu chị thương cháu nhiều thì cháu ngoan thôi!

Tôi cũng hiểu ra rằng không phải ai cũng đủ tư cách đạo hạnh để đẩy chiếc thuyền Bát-nhã ra khơi. Cũng không phải ai cũng đủ nhân đức để xây chín bậc phù đồ… Chúng ta chỉ cần có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng yêu thương, sẵn sàng vì mọi người thì cũng có thể làm ấm lại bao tâm hồn lạnh lẽo cô đơn!

Sự thay đổi tự nhiên, sự chuyển biến nhẹ nhàng, không gượng ép, không đối phó của các em quả là một sự giác ngộ dễ thương vô cùng.

Hoàng Ngọc Thương


Về Menu

Sự giác ngộ dễ thương

ペット葬儀 おしゃれ 梵僧又说 我们五人中 Ä Æ ác thức 能令增长大悲心故出自哪里 ร บอ ปก vÃ Ä Ã³n phat 达赖和班禅有啥区别 Vấn 般若蜜 三身 五十三參鈔諦 Luyện 萬分感謝師父 阿彌陀佛 tiền chướng บทสวดพาห งมหากา bước thứ tư học tập để từ ái yêu 根本顶定 お仏壇 飾り方 おしゃれ 吃素或者吃荤随缘而定 加持成佛 是 皈依的意思 con người hành hương trong thơ thiền lý 怎么面对自己曾经犯下的错误 Học ï¾ï½ 無分別智 TP ภะ 曹洞宗管長猊下 本 借香问讯 是 áºn hoc ペット僧侶派遣 仙台 行願品偈誦 人形供養 大阪 郵送 不可信汝心 汝心不可信 哪能多如意 ThÒ บทสวด 佛教与佛教中国化 念空王啸 25 佛教的出世入世 지장보살본원경 원문 山地剝 高島 白話