Mỗi lần vào chùa Đồng, tôi cảm nhận trong tôi một sự tĩnh tâm tràn ngập Một sự tĩnh tâm tôi không thể nào có được nếu không vào đây Không gian ở đây cực kỳ yên lặng Thời gian ở đây dường như cũng khoan thai trôi chảy
Sự tĩnh tâm

Mỗi lần vào chùa Đồng, tôi cảm nhận trong tôi một sự tĩnh tâm tràn ngập. Một sự tĩnh tâm tôi không thể nào có được nếu không vào đây. Không gian ở đây cực kỳ yên lặng. Thời gian ở đây dường như cũng khoan thai trôi chảy.   Tôi nghĩ sự tĩnh tâm tôi có được khi vào đây, cũng giống như một cốc nước được dịp đứng yên. Mỗi lần vào chùa Đồng, tâm trạng tôi đều như thế. Đặc biệt khi uống trà với sư Bản, sự tĩnh tâm càng lan toả và ngự trị hoàn toàn.   Con đường vào chùa ngoằn ngèo, mát rượi những bóng cổ thụ đổ dài. Khi tôi đi trên đoạn đường này, tôi nghe sự tĩnh tâm bắt đầu lan toả. Bên trái là hồ sen nổi bật tượng Phật Quan Âm rắc nước Cam Lồ.

Bên phải là dãy cổ tháp rêu phong, nơi yên nghỉ của các bậc Hoà Thượng đã viên tịch. Ngay đầu bờ sân, sừng sững một gốc Bồ Đề trăm năm tuổi, rễ và nhánh xoắn vào nhau như những cánh tay cuồn cuộn bắp thịt.
  Đến khi vào trong chùa, sự tĩnh tâm càng lớn dần khi đi ngang qua dãy tủ đựng kinh sách. Đây có thể coi như thư viện của chùa. Lúc nào tôi cũng dừng lại ở đây khá lâu. Đối diện cửa sổ, tượng Bồ Đề Đạt Ma quảy dép toả ra một thần thái lẫm liệt của đức vô uý.

Những đua tranh, những háo hức, những ồn ào, thị phi...đã rớt ra khỏi con người tôi hồi nào không hay. Tôi trở nên thư thái và bình tĩnh lạ thường. Và tôi nghĩ đó là một hạnh phúc. Một hạnh phúc vô danh luôn chờ sẵn tại đây, ai biết thì hãy đến đón nhận.
  Sư Bản nói:   - Anh muốn thư thái, hãy đến ở với tôi.   - Chưa được, thưa sư. Tôi còn nặng nợ đời quá. Già thêm ít năm nữa may ra có thể theo sư - Tôi trả lời.   Sư Bản cười. Nụ cười thật nhẹ nhàng và không nói gì thêm nữa. Ở đây, nói nhiều là một sự thừa thãi vô ích. Cần thiết mới nói, còn không thì thôi. Sự im lặng vẫn trên hết, vẫn luôn bao trùm. Lúc ngồi ở chái Tây, lòng tôi dậy lên một niềm vui nhẹ nhàng khi phóng mắt nhìn ra bên ngoài thấy mấy hàng dưa leo, mấy rãnh cà chua, cà dĩa, đã sum suê trái.

Nhìn mấy khoảnh rau, tươi xanh do sư Bản trồng và chăm bón. Tôi biết sự trồng trọt này của sư Bản, không những chỉ để ăn, mà còn là một công việc hàm dưỡng tinh thần và đạo đức. Thậm chí mỗi chủ nhật, sư thường ngồi nhổ cỏ một mình trong vườn chùa, ngoài việc cho sạch sẽ, sư còn có thêm mục đích rèn luyện sự kiên nhẫn.
  Tôi biết rõ mình chỉ tĩnh tâm khi vào chùa của sư Bản, trong khi sư Bản thường trực tĩnh tâm, nên tôi không dám trò chuyện nhiều về vấn đề mình tâm đắc.   Có thể nói, sư Bản luôn coi tôi gần như người của nhà chùa. Tôi có thể ở tại thư viện đọc kinh sách bao lâu cũng được. Đói bụng thì ăn cơm tại chùa, sư Bản lúc nào cũng hoan hỷ. Đã tháng nay, những lúc rảnh rỗi tôi thường đến chùa nghiên cứu kinh sách. Những điều gì chưa hiểu thông, tôi xin sư Bản chỉ giáo.   Sáng nay Chủ nhật, như thường lệ, tôi mang theo một gói trà và ít trái cây hái trong vườn. Trái cây cúng Phật, gói trà biếu sư Bản. Với một sự tĩnh tâm luôn có được khi bước vào chùa Đồng, tôi vào ngay thư viện tiếp tục nghiên cứu bộ kinh Kim Cang...     Nguồn: Báo Ngôn Nghiệp Việt Nam  

Về Menu

sự tĩnh tâm su tinh tam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

trí tuệ sinh mệnh của đạo phật Chú Tiểu đi rồi chương iii khâu đà la man nương và đức Chứng rối loạn lưỡng cực là bệnh 僧秉 rồi Hơi xà chu tam trong nghe day hoc theo quan diem phat Già chữ tâm trong nghề dạy học theo quan ブッダの教えポスター nhan 一念心性 是 mẠt ham nguyet son hamwolsan トo 霊園 横浜 อ ตาต จอส Lễ tưởng niệm 度母观音 功能 使用方法 î dạy con từng lứa tuổi theo quan điểm Đêm nằm mơ thấy Mẹ Những loại củ quả không nên ăn Bông huệ xào 천태종 대구동대사 도산스님 回向文 福智 Thực hành tụng niệmtrong Phật giáo 大乘方等经典有哪几部 co mot cuoc song Dăm Chén trà ngày xuân 五観の偈 曹洞宗 イス坐禅のすすめ 既濟卦 경전 종류 cá y 忍四 Chỉ số khối cơ thể BMI là gì Vài cách dùng bí đao giải khát 还愿怎么个还法 tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi 설두중현 duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang cuộc đời tận hiến Bánh gì búng cánh bay lên 6 cách giúp bạn phòng ngừa cảm Tái sanh theo Phật giáo