GNO - Các chuyên gia cho rằng sữa không phải là “siêu thực phẩm”, không phải cung cấp các dưỡng chất...

Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ?

GNO - Chúng ta thường nghe những câu nói mang tính khẩu hiệu về sữa như Sữa tốt cho cơ thể; Sữa giúp xương chắc khỏe một cách tự nhiên… Và nhiều người uống vài ly sữa mỗi ngày vì tin rằng sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, câu hỏi đang được các chuyên gia đặt ra là liệu sữa có thật sự cần thiết đối với trẻ hay không?

sua.jpg
Nếu trẻ không thích hoặc khó tiêu khi uống sữa thì cha mẹ
cũng không cần phải ép con mà hãy chuyển sang sử dụng các nguồn thực phẩm khác

Mặc dù sữa là nguồn cung cấp protein, calcium và vitamin D nhưng các thực phẩm khác cũng cung cấp các dưỡng chất này. Hơn nữa, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh uống sữa giúp giảm gãy (nứt) xương.

Amy Lanou, chuyên gia dinh dưỡng, Đại học Bắc Carolina (Asheville) cho biết: Thật sự, trẻ cũng không nhất thiết cần đến sữa. Đa phần chúng ta trên toàn thế giới này không uống sữa sau khi được cai sữa mẹ nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Tác dụng của sữa

- Các chuyên gia cho rằng sữa không phải là “siêu thực phẩm” và không phải cung cấp các dưỡng chất mà trẻ không thể lấy từ các nguồn khác.

- Nếu trẻ không thích hoặc khó tiêu khi uống sữa thì cha mẹ cũng không cần phải ép con mà hãy chuyển sang sử dụng các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ...

Calcium có trong sữa giúp xương chắc khỏe. Trong sữa cũng có vitamin D, vốn được tổng hợp qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng khó được hấp thụ qua ăn uống. Thiếu vitamin D gây ra bệnh còi xương và các vấn đề khác như gây ra các bất ổn cho cơ và thần kinh.

Ngoài ra, sữa còn giàu đạm và năng lượng, quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề lớn thậm chí ở các nước phát triển. Trong khi cần nỗ lực để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ đạm và calori thì uống sữa là cách dễ dàng và đảm bảo dinh dưỡng. Đây là chia sẻ của bác sĩ nhi khoa Jonathon Maguire, Bệnh viện St. Michael (Toronto).

Công dụng của sữa có bị cường điệu?

Calcium có mặt trong các thực phẩm khác ngoài sữa như: các loại đậu hạt, các cây họ đậu, các thực phẩm có màu xanh, theo Lanou.

Một nghiên cứu gần đây cũng đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng giúp xương chắc khỏe của sữa. Nghiên cứu khác năm 2013 xuất bản trên Tạp chí JAMA Pediatrics kết luận: Các trẻ sống ở những quốc gia có tỉ lệ hấp thu sữa thấp có tỉ lệ gãy (nứt) xương thấp hơn các trẻ ở những quốc gia có tỉ lệ hấp thu sữa cao.

Nói chung, quan niệm trẻ cần mức calcium cao để xương chắc khỏe có thể bị nói quá. Nhiều nghiên cứu đã khuyến nghị các tác động tốt lên xương khi trẻ tập thể dục hoặc có các vận động thể chất khác. Đây chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xương. “Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển xương là để trẻ ra bên ngoài và chơi đùa”, Lanou khẳng định.

Vitamin D là dưỡng chất cần thiết và cũng có mặt trong các nguồn thực phẩm khác như ngũ cốc, nước cam và sữa đậu nành. Hàm lượng protein cần thiết có thể được qua các nguồn khác như các cây họ đậu và trứng.

Những lưu ý

Có đến ¾ dân số thế giới bị kích ứng hoặc khó tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Calcium cũng làm hạn chế hấp thu sắt. Có nghĩa là, uống quá nhiều sữa cũng có thể dẫn tới còi xương.

Sữa cũng có thể gây béo phì. Nghiên cứu tháng 12-2014 về Bệnh ở trẻ đã ghi nhận: Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo uống từ 3 khẩu phần sữa trở lên mỗi ngày có thể cao hơn nhưng cũng béo phì hơn và thừa cân hơn. Trong sữa có nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.

Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng sữa không phải là “siêu thực phẩm” và không phải cung cấp các dưỡng chất mà trẻ không thể lấy từ các nguồn khác. Theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, với khoảng 2 ly sữa mỗi ngày, trẻ có thể đảm bảo được mức vitamin D và sắt cần thiết.

Và nếu trẻ không thích hoặc khó tiêu khi uống sữa thì cha mẹ cũng không cần phải ép con mà hãy chuyển sang sử dụng các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ?

Đã xác định được biến đổi gene gây Nhà 水天需 su an lac den tu buong bo Tiếng Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn suy luận Ăn uống khoa học giúp giảm suy nhược đạt bông hÓng nào cho cha Ăn thế nào để ngăn ngừa suy nhược Bến Bệnh 8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh thần Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Vài suy nghĩ nhân đọc tạng kinh Nikaya Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư 19 cuoi Lễ húy kỵ lần thứ 19 cố Đại lão dung doi con lon moi day phat phap Bỏ những thói quen xấu để sống vui Vui chơi ngoài trời tốt cho thị lực Tha thứ chìa khóa giúp sống khỏe sống 首座 tương 05 dua tam ve nha phan 2 cồn cÃÆ Âm nhạc giúp trẻ hồi phục tinh thần co hay khong so menh cua moi nguoi Thương Trá Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ hay song trong hanh phuc du cuoc doi khong nhu mo Trà xanh có thể ngăn ngừa mắc bệnh Những món ăn trong hội chùa của Bắc Vi khuẩn vùng miệng tiết lộ nguy vi sao le hoi van hoa lai bien thanh le hoi phi Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế TrẠHồi ức một quận chúa Kỳ 6 Cuộc Bệnh do vi rút Ebola những điều ngay trong phut giay hien tai Do Hội thảo khoa học về Quốc sư Khuông thà ŠHồi quang phản chiếu