Sữa đậu nành giúp giảm cholesterol
Đậu nành được sử dụng dưới nhiều dạng như làm đậu phụ, đậu hũ, tương hạt và thông dụng nhất là sữa đậu nành. PGS Nguyễn Hoài Nam, chuyên gia y tế về tim mạch, cho biết đậu nành rất giàu magiê. Đây là chất có vai quan trọng cho xương, tim và động mạch.
Sửa đầu nành
Theo nghiên cứu ở Nhật Bản, nếu có chế độ đinh dưỡng hợp lý và sử dụng nhiều đậu nành trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 40%. Đậu nành có khá nhiều chất dinh dưỡng nên dễ tạo cảm giác no khi ăn vì vậy giúp cơ thể giảm cân hiệu quả. Việc giảm cân, nhất là giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, đậu nành còn có chất Iso flavonnes. Đây là một loại nội tiết tố có tác dụng bảo vệ cho hệ tim mạch đặc biệt ở phụ nữ. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20 mg Iso flavones sẽ giúp cơ thể giảm cholesterol xấu, phòng ngừa loãng xương và giảm nguy cơ ung thư (tuyến tiền liệt và ung thư vú).
Sữa đậu nành tốt phải đạt hàm lượng đạm nhất định trong mỗi khẩu phần. Tuy nhiên, sữa đậu nành của nhiều hàng bán rong bị pha rất loãng, không đủ hàm lượng đạm đậu nành theo tiêu chuẩn.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở Khoa học Công nghệ TP HCM thực hiện và thông báo ngày 18/4/2009, một số mẫu sữa đậu nành bán rong còn có các loại phụ gia như chất làm đặc, chất tạo mùi, chất bảo quản. Nguy hiểm hơn, những loại sữa này còn có nhiều loại vi khuẩn như chỉ số nhiễm khuẩn E.coli gấp 250 lần cho phép, nhiều loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy cũng đã được tìm thấy trong các mẫu sữa đậu nành đường phố. Trong đó vi sinh Bacillus cereus vẫn còn tồn tại và nhiều gấp 900 lần tiêu chuẩn cho phép, Coliform gấp 30.000 lần, tổng số nấm men mốc gấp 7 lần quy định, tổng vi sinh vật hiếm khí gấp 6.800 lần.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM, một trong những chất được sử dụng làm nguyên liệu chế sữa đậu nành là chất trắng có chứa TiO2 (Titandioxide). Chất TiO2 này không được dùng trong thực phẩm vì chất này tạo ảo giác khiến người sử dụng cảm thấy đâu nành đậm đặc hơn. Đặc biệt, trong kết quả phân tích bột trắng ngoài TiO2, nhiều mẫu đậu nành rong còn có hàm lượng Arsennic (As) là 8,65 mg/kg.
Trong khi đó, theo tiêu chuẩn của FAO/WHO (2006), hàm lượng tối đa chỉ là As 2 mg/kg. Arsenic là nguyên nhân gây ra các bệnh dày sừng, tăng sắc tố, giảm sắc tố, ung thư da, khiến người sử dụng bị rụng tóc, tê tay chân, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, huyết tán, thiếu máu, tiểu đường, rối loạn về thai sản, ung thư.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng tìm mua các sản phẩm sữa đậu nành “đạt chuẩn”, có thương hiệu được sản xuất trong quy trình khép kín hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một loại sản phẩm sữa đậu nành đóng trong hộp giấy rất an toàn như sữa đậu nànhVfresh của Vinamilk.
Theo FDA - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để có một trái tim khỏe, bạn nên sử dụng ít nhất 25 gram đạm đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sữa đậu nành Vfresh với 25,6g đạm trong 4 khẩu phần cho được chứng nhận tốt cho tim mạch.
X. Mai
Ngọc Sương (Tuvien.com)