Ngày nay, người xuất gia chỉ nương chiếc áo của Phật, ở trong nhà của Phật thôi, dẫu chưa làm được việc gì nhiều cho bản thân cũng như cuộc đời mà đã có đủ cơm ăn, áo mặc và các phương tiện sống tối thiểu
Suy nghiệm lời Phật: Cày ruộng & gieo hạt

. Nhưng Đức Phật ngày xưa thì không như vậy, trên bước đường khất thực lắm khi cũng gặp gian truân. Vì một bộ phận người đời xưa nay thường nghĩ rằng tu hành là ăn bám, lười biếng, gánh nặng cho xã hội.

Cúng dường Đức Phật

“Một thời, Đức Phật từ Câu-tát-la du hành trong nhân gian đến trụ trong rừng Nhất-na-la, tại tụ lạc Nhất-na-la. Bấy giờ Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào tụ lạc Nhất-na-la khất thực. Rồi Thế Tôn nghĩ: ‘Nay trời còn quá sớm. Giờ Ta hãy đi đến chỗ phân phát ẩm thực của Bà-la-môn làm ruộng là Bà-la-đậu-bà-giá’. Bà-la-môn chuẩn bị đủ năm trăm cái cày, đang phân phát ẩm thực. Từ xa Bà-la-môn cày ruộng Bà-la-đậu-bà-giá nhìn thấy Đức Thế Tôn, bèn thưa rằng:

- Bạch Cù-đàm, nay tôi cày ruộng, gieo giống để cung cấp lương thực. Vậy, Sa-môn Cù-đàm cũng nên cày ruộng gieo giống để cung cấp lương thực!

Phật bảo Bà-la-môn:

- Ta cũng cày ruộng gieo giống, để cung cấp lương thực.

Bà-la-môn bạch Phật:

- Tôi không thấy Sa-môn Cù-đàm sắm cái cày, cái ách, dây buộc, cái bừa, hay cái roi, mà nay Cù-đàm lại nói: Ta cũng cày ruộng, gieo giống, để cung cấp lương thực!

Lúc ấy, Bà-la-môn cày ruộng Bà-la-đậu-bà-giá liền nói kệ rằng:

Người tự nói cày ruộng/ Mà không thấy cái cày/ Lại bảo tôi cày ruộng/ Xin cho biết phép cày.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ đáp lại rằng:

Tín tâm là hạt giống/ Khổ hạnh mưa đúng mùa/ Trí tuệ là cày, ách/ Tàm quý là cán cày/ Tự gìn giữ chánh niệm/ Là người giỏi chế ngự/ Giữ kín nghiệp thân, miệng/ Như thực phẩm trong kho/ Chân thật là xe tốt/ Sống vui không biếng nhác/ Tinh tấn không bỏ hoang/ An ổn mà tiến nhanh/ Thẳng đến không trở lại/ Đến được chỗ không lo/ Người cày ruộng như vậy/ Chứng đắc quả Niết-bàn/ Người cày ruộng như vậy/ Không tái sinh các hữu.

Bấy giờ, Bà-la-môn cày ruộng Bà-la-đậu-bà-giá bạch Phật rằng:

- Cù-đàm rất giỏi cày ruộng! Cù-đàm cày ruộng thật hay!

Rồi thì, sau khi nghe Đức Thế Tôn nói kệ, tín tâm đối với ông càng tăng, Bà-la-môn cày ruộng Bà-la-đậu-bà-giá đem dâng cúng Phật một bát đầy đồ ăn thức uống thơm ngon. Đức Thế Tôn không nhận, vì có được là do nói bài kệ. Ngài bèn nói kệ rằng:

Không vì việc nói pháp/ Nhận ăn thức ăn này/ Chỉ vì lợi ích người/ Nói pháp không thọ thực”.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 98 [trích])
 
Thế Tôn đã khẳng định, Ngài và các đệ tử xuất gia cũng ‘cày ruộng và gieo hạt’, có làm rồi xin ăn chứ không hề ăn bám xã hội. Quả đúng như vậy! Đây cũng là cơ sở để xác quyết rằng, nếu mặc áo Phật, ở nhà Phật mà không siêng năng, vận dụng trí tuệ cày xới mảnh đất tâm để gieo hạt chánh niệm tỉnh thức nhằm gặt hái giải thoát, Niết-bàn để lợi đạo ích đời thì không xứng đáng được nhận thí và cũng không phải là ruộng phước tốt cho chúng sinh gieo trồng.

Mặt khác, pháp thoại này Thế Tôn cũng xác định, nói pháp là vì ‘khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật’ cho chúng sinh chứ không vì lợi dưỡng hay cung kính. ‘Không vì việc nói pháp/ Nhận ăn thức ăn này’ nên ngày nay chúng ta cúng dường pháp sư để hộ trì Tam bảo, cầu phước thì được, còn các hình thức và tâm niệm khác như ‘tạ lễ’ pháp sư thì không nên.
 
Bài viết: "Suy nghiệm lời Phật: Cày ruộng & gieo hạt"
Quảng Tánh -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

suy nghiệm lời phật: cày ruộng gieo hạt suy nghiem loi phat cay ruong gieo hat tin tuc phat giao hoc phat

氣和 Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Hẻm rêu 05 dua tam ve nha phan 2 tranh 사념처 lÃ Æ 放下凡夫心 故事 cong hanh bo tat quan the am 燃指供佛 nhà đằng sau câu chuyện vị đại gia ngày tác giïa cà ri chay hon 100 ban tre phat nguyen quy y tam bao tai khoa Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Dự 阿罗汉需要依靠别人的记别 tám 四重恩是哪四重 一仏両祖 読み方 Thi Ç 佛家 看破红尘 一真法界 CẠphÃÆt bến thời gian niem don gia n chi la mo t cau xin lo i 佛教讲的苦地 đạo phật bước đầu du nhập vào nhật 七之佛九之佛相好大乘 chú tiểu お寺小学生合宿 群馬 ï¾ ï½ Ăn chay ăn khôn ngoan 盂蘭盆会 応慶寺 mẠå åˆ å 白骨观 危险性 五重玄義 ï¾ 观世音菩萨普门品 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 hạnh 山風蠱 高島 ß 天眼通 意味 kẻ