Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định
Suy nghiệm lời Phật: Mong muốn chính đáng

Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định.
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau. Nhưng trong đường đạo bước đầu cũng cần thiết lập những mong muốn chính đáng. Dục định trong giáo lý Tứ như ý túc là một điển hình. Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định.

Ở pháp thoại dưới đây Thế Tôn cũng răn dạy “Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này”. Mong muốn chính đáng chính là hoài bão, sự phát thệ hướng đến điều thiện, un đúc chí nguyện tu tập để vượt qua mọi chướng ngại nhằm chứng đạt Thánh quả.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Đàn bà có năm dục tưởng. Thế nào là năm? Sanh nhà hào quý, được gả cho nhà phú quý, chồng sẽ làm theo lời, có nhiều con cái, ở nhà tất cả do một mình mình.

Đó là, này các Tỳ-kheo! Đàn bà có tư tưởng về năm việc đáng muốn này. Như thế, này Tỳ-kheo! Tỳ-kheo của Ta cũng nghĩ đến năm việc đáng muốn. Thế nào là năm? Nghĩa là: Cấm giới, đa văn, thành tựu tam-muội, trí tuệ, trí tuệ giải thoát. Đó là Tỳ-kheo có năm việc đáng mong muốn này.

Thế Tôn liền nói kệ: “Ta sanh dòng hào tộc/ Cũng về nhà phú quý/ Hay sai khiến ông chồng/ Chẳng phước, không đạt được. Khiến ta nhiều con cái/ Hương hoa tự trang sức/ Tuy có tưởng niệm này/ Không phước khó thu được. Tín, giới mà thành tựu/ Tam-muội không di động/ Trí tuệ cũng thành tựu/ Giải đãi thì chẳng được. Muốn được thành đạo quả/ Chẳng dạo vực sanh tử/ Mong muốn đến Niết-bàn/ Giải đãi thì chẳng được”.

Như thế, các Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành pháp lành, trừ bỏ pháp bất thiện, dần dần tiến tới, không có tâm hối hận giữa chừng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

 
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 35.Tà tư, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.363)
Trong nỗ lực loại trừ những ham muốn của thế thường, Tỳ-kheo vẫn luôn mong muốn được thành tựu Thánh giới. Người có giới thì luôn an ổn. Giới là nền tảng của định và tuệ. Sống trọn vẹn với Thánh giới là một phúc phần, là mong muốn chính đáng.

Kế đến là mong muốn đa văn. Đa văn không đơn thuần chỉ là nghe nhiều mà chính là thấu triệt giáo pháp, thông cả pháp học lẫn pháp hành. Người học Phật luôn mong muốn hiểu để tin và thực hành đúng Chánh pháp.

Thành tựu Thánh giới và tin hiểu Chánh pháp tức là “con đã có đường đi” rồi. Thực hành Pháp để thành tựu tam-muội, tức chánh định là một việc vô cùng khó khăn. Các chướng ngại tâm rất nhiều nên mong muốn loại bỏ ngăn che, trở ngại để thành tựu thiền định thật chính đáng.

Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Định tuệ vốn tương tức, hỗ tương và làm nên nhau. Trí tuệ có nhiều cấp độ, ở đây là thấy rõ và tin sâu về nhân quả, về bốn sự thật, về duyên khởi… Tuệ này do tư duy, quán chiếu mà thành tựu.

Trí tuệ giải thoát chính là liễu tri, phá tan màn vô minh, diệt tận mọi tham ái và chấp thủ. Bậc Thánh A-la-hán trở lên mới có trí tuệ giải thoát này. Thành tựu trí tuệ giải thoát là đã sang bờ kia.Đặc biệt là, để những mong muốn chính đáng ấy được thành tựu, hành giả phải nỗ lực, tinh cần. Thế Tôn đã nhấn mạnh “Giải đãi thì chẳng được”. Nên tinh tấn, chuyên cần thực hành Pháp một cách bền bỉ là yếu tố quan trọng để thành tựu phạm hạnh, giải thoát.

Quảng Tánh

Về Menu

suy nghiệm lời phật: mong muốn chính đáng suy nghiem loi phat mong muon chinh dang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thọ 所住而生其心 vãng mẹ thiên giữ gìn sức khỏe cho mắt của bạn 中国渔民到底有多强 rÓi 空寂 Đau hoÃƒÆ 永宁寺 chiều kích tâm linh trong nhạc trịnh công ï½ Đức xuÃ Æ ç¾ ÐÑÑ 人生七苦 そうとうしゅう tấm lòng chân thiện là sức mạnh để Ð Ð Ð gio ly 普提本無 佛陀会有情绪波动吗 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 tháºn Ngoại 怎么做早课 น ทานชาดก 放下凡夫心 故事 Cách ăn uống bổ sung chất xơ Gương 四重恩是哪四重 GiÃƒÆ giÙ bố thí thế nào để lòng bình an sáu ï¾ å 一念心性 是 五藏三摩地观 盂蘭盆会 応慶寺 사념처 lịch sử và ý nghĩa của chuông trống 118 Trị Tờ lịch cuối năm 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 お寺小学生合宿 群馬 tieng