Nếu có những biểu hiện suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đi khám và tư vấn tại các bệnh viện tâm thần. Khi điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và khiến bệnh nhân mất khả năng lao động.

Suy nhược thần kinh: bệnh dễ nhầm!


 
 

“Đồng bọn” của suy nhược thần kinh

 

Suy nhược thần kinh là tên gọi chung của các bệnh thuộc nhóm loạn thần kinh, bao gồm một số bệnh sau:

 

Stress: khi bị stress nhẹ, kể cả nặng mà chúng ta vượt qua được, thì chúng ta đã được “trui rèn” trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống. Trường hợp này, stress có lợi. Khi stress nặng hoặc xảy ra nhiều lần mà chúng ta không vượt qua được thì rất dễ dẫn đến các phản ứng trầm cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài hay vừa lo âu vừa trầm cảm…

 

Rối loạn lo âu: là dạng bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh nhân tự nhiên có cảm giác lo sợ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thực tế là số người đi bác sĩ khám vì lo âu ngày một gia tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng đi đúng chuyên khoa tâm thần. Vì một số bệnh nhân cho mình bị bệnh thần kinh nên thường khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước. Nên nhớ thần kinh và tâm thần là hai chuyên khoa hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, vì triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ… tim mạch cũng nhiều và đôi khi được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh tim. Chỉ đến khi các triệu chứng trên kéo dài và chưa được dùng đúng thuốc chuyên khoa nên bệnh không giảm, thì lúc này mới đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

 

Các rối loạn lo âu gồm nhiều loại khác nhau như: lo âu lan toả, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp… Nếu các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với các triệu chứng trầm cảm thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng chẩn đoán là trầm cảm. Như vậy, có thể hiểu suy nhược thần kinh có cả trầm cảm.

 

Trầm cảm: biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, mất ngủ, bứt rứt hoặc rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, hay nghĩ tới cái chết… Triệu chứng có thể biểu hiện từng lúc khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.

 

Bệnh rối loạn thực thể hoá: khi bị lo âu kéo dài, chữa không hết, xuất hiện các triệu chứng đau “không cụ thể” ở các cơ quan trong cơ thể, nhiều nhất là đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị, thậm chí “đau giả như có bệnh thiệt”. Bác sĩ cho làm các xét nghiệm như: chụp X-quang, CT-Scanner, MRI, nội soi (kể cả nội soi hiện đại) cũng không phát hiện tổn thương đặc hiệu. Đây là bệnh “rối loạn thực thể hoá”, cũng là một bệnh thuộc lĩnh vực suy nhược thần kinh.

 

Những bệnh trên nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử. Các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

 

Làm gì khi bị suy nhược thần kinh?

 

Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử.

 

Khi nghi ngờ có biểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện. Trước kia bệnh viện Tâm thần TPHCM và các bệnh viện tâm thần khác là những nơi chuyên chữa trị cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt mà chúng ta hay gọi là bệnh “điên”. Nhưng hiện nay, các bệnh viện này đều chữa trị cho tất cả các dạng bệnh tâm thần khác. Một điều được ghi nhận là số lượng bệnh nhân bị các rối loạn thuộc suy nhược thần kinh nhiều hơn loạn thần. Bên cạnh đó, kinh nghiệm phát hiện bệnh của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngày càng nhiều và các loại thuốc chuyên trị cũng đủ đáp ứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đến tư vấn tại các bệnh viện tâm thần.

 

Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần theo đúng toa bác sĩ. Không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác, vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc hay do không “hạp thuốc”.

 

Phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh, lạc quan

 

Chúng ta có thể phòng ngừa suy nhược thần kinh bằng lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích… Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được. Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở. Tránh ích kỷ, thù hằn. Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.

 

Phân biệt với suy nhược cơ thể

 

Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh là hai tên gọi mà chúng ta thường được nghe nói tới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được hai tên gọi này. Hiểu và gọi tên cho đúng là rất cần thiết để bệnh được phát hiện và đưa đi khám chuyên khoa sớm.

 

Suy nhược cơ thể là cách gọi tương đối phổ biến trong dân chúng khi nói về tình trạng sức khoẻ bị suy giảm trong một thời gian dài, cơ thể yếu hơn trước, ăn không ngon, ngủ ít, không làm được nhiều việc, mau mệt, thần sắc kém, hết hăng hái…

 

Suy nhược thần kinh là tên gọi chung được chẩn đoán sau khi không đủ những triệu chứng chủ yếu để xác định các bệnh rối loạn thần kinh khác như: lo âu, ám ảnh sợ, xung động ám ảnh (cơn ám ảnh sợ quá mức), các phản ứng với tình trạng stress … Như vậy suy nhược thần kinh là một tên gọi chung cho các bệnh loạn thần kinh khi các bệnh này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán và có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới.

Bs Phạm Văn Trụ (SGTT)


Về Menu

Suy nhược thần kinh: bệnh dễ nhầm!

ß 閼伽坏的口感 cao long tu va nhan cach Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp ï¾ å 보왕삼매론 人生七苦 普門品經文全文 phật 戒名 パチンコがすき tức 般若蜜 cach xung ho trong phat giao lý โภชปร ตร 17 cach tich duc ma vi lao hoa thuong day de hanh 空中生妙有 Quan điểm của Ðức Phật về thực chương vii tình trạng phật giáo việt 所住而生其心 大悲咒全文 ăn Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Hào loi phat day 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 ภะ phật giáo chân chính là gì Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay neo 人生是 旅程 風景 chuyển 华藏净宗弘化网 hà tĩnh vu lan về với chùa bụt mọc 念空王啸 น ท 佛教名词 栃木県 寺院数 止念清明 轉念花開 金剛經 Nghĩ về ba yêu dấu 淨界法師書籍 曹洞宗 長尾武士 Chiều 30 10 khai mạc tuần lễ văn hóa Tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 既濟卦 ThÃ Æ nằm tan thuyet hay thuyet tan trong bai ke tan phat æ ä½ å 寺院 募捐 4 chế độ ăn kiêng giúp giảm bệnh