Thiết nghĩ, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam cần bình tâm để phát huy tuệ giác nhằm thấy rõ những tầm gửi tà kiến đang đeo bám trên đại thọ bồ đề Nhìn từ xa, cây bồ đề có vẻ sum suê xanh tốt nhưng xem kỹ nếu có quá nhiều tầm gửi thì sớm muộn gì cây bồ đề kia
Tà kiến là ác, nghĩa là không lành

Thiết nghĩ, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam cần bình tâm để phát huy tuệ giác nhằm thấy rõ những tầm gửi tà kiến đang đeo bám trên đại thọ bồ-đề. Nhìn từ xa, cây bồ-đề có vẻ sum suê xanh tốt nhưng xem kỹ nếu có quá nhiều tầm gửi thì sớm muộn gì cây bồ-đề kia sẽ héo úa, thậm chí phải chết khô, ngã gục.
Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng đắn, khế hợp chân lý là một chi phần quan trọng trong giáo pháp Bát Thánh đạo của Thế Tôn. Sở dĩ chánh kiến được xếp hàng đầu vì nó có vai trò định hướng, dẫn dắt hành giả đi đúng lộ trình và từng bước xóa tan vô minh để chứng đạt các Thánh vị. Trong tu hành và phụng sự, theo Thế Tôn, nếu không có chánh kiến thì lập tức rơi vào tà kiến, đã ‘tà kiến là ác, không lành’ và những gì được dẫn dắt bởi tà kiến thật ‘không đáng quý’, ‘không nên ưa thích’.

Chánh kiến là những gì? Căn bản là: Nhận thức rõ và tin sâu vào quy luật Nhân quả-Nghiệp báo; Tin hiểu sâu sắc vào Bốn Thánh đế; Thấy rõ thực tính Duyên khởi của các pháp; Các pháp đều do Duyên sinh nên vô thường, vô ngã. Ngoài ra, những nhận thức và quan điểm được xác chứng thông qua các dấu ấn Chánh pháp như Vô thường - Khổ - Vô ngã cũng được gọi là Chánh kiến. Những nhận thức và quan điểm ngược lại thì lập tức rơi vào tà kiến, dẫu nhân danh bất cứ ai hay bất kỳ kinh sách nào.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chúng sanh tà kiến, sự nhớ nghĩ, quy hướng, và các hành khác của họ đều không đáng quý. Người thế gian không (nên) ham thích. Vì sao thế? Vì tà kiến ấy chẳng lành. Ví như có hột trái đắng. Nghĩa là hột trái đắng, rau đắng, hột rau đay, hột tất-địa-bàn-trì và các hột đắng khác. Nếu ở trên đất tốt trồng các hột này, sau đó nảy mầm vẫn đắng như cũ. Vì sao thế? Vì hột này vốn đắng. Chúng sanh tà kiến này cũng như thế. Việc làm của thân hành, khẩu hành, ý hành, sự quy hướng, nghĩ nhớ và các hạnh khác của họ, tất cả không đáng quý. Người thế gian không (nên) ham thích (ưa chuộng). Vì sao vậy? Vì tà kiến là ác, không lành. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên trừ tà kiến, tập hành chánh kiến. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 17. An ban [2], 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.232)

Phật giáo truyền vào Việt Nam đã trên dưới 2.000 năm. Trải qua nhiều thăng trầm biến thiên của lịch sử đất nước, cộng với quá trình tiếp biến, giao lưu, hội nhập với văn hóa bản địa trong tinh thần phương tiện đã tạo nên một Phật giáo Việt Nam với những bản sắc đặc thù. Dấu ấn dung thông tam giáo (Phật - Lão - Khổng) trộn lẫn những tín ngưỡng, tập tục của văn hóa bản địa hiện vẫn tồn tại rõ nét trong nhiều lĩnh vực của Phật giáo Việt Nam hiện nay. 

Vậy Phật giáo Việt Nam nói chung hay cá nhân mỗi người con Phật Việt nói riêng, có ai đã từng tự hỏi: Những nhận thức và quan điểm nào vốn không phải của Phật giáo đang tồn tại não trạng của Tăng Ni, những tập tục dân gian nào đang hiện hữu trong chùa chiền Việt là phi chánh kiến? Nếu đó là pháp phương tiện thì cũng cần nhớ rằng, phương tiện chỉ mang tính thời điểm, giai đoạn mà thôi. Qua các thời điểm và giai đoạn lịch sử nhất định thì phương tiện kia có thể dẹp bỏ. Đã không bỏ phương tiện mà còn nhận lầm là cứu cánh là một tà kiến tai hại.

Thiết nghĩ, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam cần bình tâm để phát huy tuệ giác nhằm thấy rõ những tầm gửi tà kiến đang đeo bám trên đại thọ bồ-đề. Nhìn từ xa, cây bồ-đề có vẻ sum suê xanh tốt nhưng xem kỹ nếu có quá nhiều tầm gửi thì sớm muộn gì cây bồ-đề kia sẽ héo úa, thậm chí phải chết khô, ngã gục. Thế Tôn đã dạy, hạt đắng dù có trồng trên đất tốt thì kết quả vẫn là nhiều hạt đắng hơn mà thôi. Ở đây, tà kiến chính là hạt đắng. Nhận thức và quan điểm sai Chánh pháp, tà kiến thì dẫu có dốc hết sức, hết lòng; dẫu có nhân danh Phật sự hay gì gì đi chăng nữa thì tà kiến cũng ‘không đáng quý’, ‘là ác, không lành’. 

Vì thế, cần trau dồi pháp học và pháp hành để phát huy Chánh kiến. Có Chánh kiến rồi thì chúng ta cần nêu cao Bi - Trí - Dũng, mạnh dạn xóa bỏ tà kiến. Cũng như phát hiện ra tầm gửi thì cần nhanh chóng cắt bỏ để cho bồ-đề ngày càng lớn mạnh hơn.

Bài viết: "Tà kiến là ác, nghĩa là không lành"
Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tà kiến là ác nghĩa là không lành ta kien la ac nghia la khong lanh tin tuc phat giao hoc phat

阿那律 緣境發心 觀想書 qua trinh hinh thanh gioi luat 饿鬼 描写 dao 別五時 是針 bÃn chùa diệu đức Thêm loi khuyen quy bau cho nhung nguoi da lap gia dinh Xuân có đi có đến bước đi không còn cô đơn 佛曰 Tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ お仏壇 お供え dao duc gia dinh dang bi xuong cap Bát nhã tâm kinh xin dung tran tuc hoa chon thien mon cac nha su chau a tren dat my Món chay cho những ngày mưa nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan 66 câu thiền ngữ trong kinh điển n蘯ソu suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat nguon goc hinh tuong rong viet trong kien truc my 地风升 phụ ï¾ï½½ 上座部佛教經典 弥陀寺巷 曹村村 乃父之風 song don gian Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche háºnh tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo æ æ Šäº å å ƒå trái tim biết trở về với nguồn 净土网络 Á อะระห งส มมาส มพ 每年四月初八 cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi 市町村別寺院数 福生市永代供養 Cơm tấm chay Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm màu hạnh phúc Pháp 供灯的功德 市町村別寺院数順位