Phải thừa nhận rằng đa số chúng ta đều dành khá nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh Để hiểu rõ lý do vì sao chúng ta nên
Tác hại của điện thoại thông minh với đời sống tinh thần

Phải thừa nhận rằng đa số chúng ta đều dành khá nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh. Để hiểu rõ lý do vì sao chúng ta nên “đấu tranh” với việc ngưng kết nối với công nghệ, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cách mà người có sự dính mắc với điện thoại tri nhận và đánh giá về các thiết bị của họ. Điện thoại thông minh góp phần cho trạng thái lo lắng 
Các phát hiện từ nghiên cứu quy mô nhỏ này do Đại học Hong Kong và Đại học Sungkyunkwan (Seoul, Hàn Quốc) cho thấy, một yếu tố góp phần cho trạng thái lo lắng về mặt tinh thần khi không có điện thoại thông minh bên cạnh (chứng nomophobia) chính là sự lệ thuộc của chúng ta đối với điện thoại thông minh trong việc tạo ta, lưu giữ và chia sẻ các ký ức cá nhân của mình.

Học thuyết này được đăng tải trên Tạp chí Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking, đặt vấn đề: Khi chúng ta tạo ra các ký ức bằng những thiết bị điện tử như điện thoại thông minh thì chúng ta càng trở nên phụ thuộc và dính mắc vào các thiết bị này. Khi người sử dụng bắt đầu xem điện thoại như một sự mở rộng của chính mình, họ có thể dính mắc nhiều hơn đến các thiết bị và đồng thời gây ra hội chứng lo lắng và sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh.

Các chuyên gia đã quan sát 300 người trưởng thành ở Hàn Quốc để tìm hiểu mối liên hệ của họ và điện thoại thông minh. Dựa vào kết quả bảng câu hỏi khảo sát, số người tham gia nghiên cứu được chia ra làm hai nhóm: một nhóm có mức lo lắng và sợ hãi cao khi không có điện thoại bên cạnh, một nhóm có mức lo lắng và sợ hãi thấp khi không có điện thoại bên cạnh.

Cả hai nhóm đều tri nhận rằng các thiết bị này là phương tiện để tiếp cận thông tin và để giải trí nhưng nhóm có sự lo lắng và sợ hãi cao lại mô tả bản thân mình như là một sự mở rộng của các thiết bị điện tử hiện đại, sử dụng các từ “tôi”, “của tôi”, “chính tôi”“một phần”. Và nhóm này cũng cho biết thường bị đau cổ tay và đau cổ nhiều hơn nhóm còn lại.

Ngoài ra, những người này còn dễ bị phân tán trong học tập và công việc hơn. Các kết quả này cho thấy việc sử dụng một cách không đúng đắn các thiết bị này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực lên các điều kiện thể chất của người dùng cũng như chất lượng cuộc sống thường nhật của họ.

Càng lệ thuộc hay dính mắc vào điện thoại thông minh thì mức độ lo lắng và sợ hãi bị tách biệt khi không có điện thoại càng cao - khẳng định của chuyên gia về truyền thông Brenda Wiederhold.

“Thuật từ nomophobia, ám chỉ đến sự sợ hãi bị bỏ quên (FoMo) và sự sợ hãi bị mất kết nối (FoBo); tất cả các lo lắng này được tạo ra bởi lối sống công nghệ cao của chúng ta”, các chuyên gia cho biết.

Giải pháp cho bất ổn này chính là liệu pháp cho tiếp xúc và tương tác, đóng tắt các thiết bị công nghệ trong khoảng thời gian cố định và định kỳ, giáo dục người sử dụng các thiết bị công nghệ cách làm giảm lo lắng và trở nên dễ chịu trong thời gian vắng mặt các thiết bị này. Đây chính là kết luận từ nghiên cứu của các nhà khoa học.

Bài viết: "Tác hại của điện thoại thông minh với đời sống tinh thần"
Đức Hòa - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tác hại của điện thoại thông minh với đời sống tinh thần tac hai cua dien thoai thong minh voi doi song tinh than tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cư sĩ nguyễn văn hiếu 1896 蘇東坡佛印禪師 già Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche ý nghĩa sâu xa của bốn chữ a di đà Nhớ Tự nấu nước mát giải nhiệt hon 大谷派 nhạc vムgia lai húy kỵ lần thứ 10 cố ht thích giå bay phap can thuc tap de duoc an lac phap Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui SÃ giẠtrước Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ Thực phẩm nào giúp ăn uống ngon 生前墓 xác lập kỷ lục pho tượng phật nhập cï¾ bộ vu lan dù muộn vài nét về pháp môn tịnh độ và bắt bệnh theo thời tiết do 錫杖 Nên hạn chế ăn nhiều muối pháp VẠBún riêu chay cho cả nhà โฏฎโฎโ chua ha trung bình Vit dung loi hen voi thoi การกล าวว ทยาน 佛教四罪 Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ Cung tử chua dong CÃn Ông ç¾ Phật giáo 因地不真 果招迂曲 中曽根坐禅传奇