Trong đời, hẳn đã có lúc chúng ta tuyệt vọng tự hỏi bản thân
Tại sao cuộc đời có những khổ đau?

Trong đời, hẳn đã có lúc chúng ta tuyệt vọng tự hỏi bản thân: “Tại sao mình phải chịu nỗi khổ này?
 
Có một cô gái phàn nàn với mẹ về tình trạng gần đây của cô tệ hại như thế nào: Kỳ thi cuối khóa bị rớt nhiều môn, người bạn trai cô quen đã 3 năm muốn chia tay với cô, người thầy mà cô vô cùng yêu mến cũng mắc bệnh qua đời. Cô gái đau khổ ôm gối thu mình trên chiếc ghế sofa và không ngừng hỏi: “Tại sao?”

Nghe xong những điều ấy, biết rằng con gái đang trải qua những ngày buồn khổ nhất trong cuộc đời nhưng người mẹ không nói gì. Bà đưa tay nựng nhẹ đôi má đang đầm đìa nước mắt của con gái rồi nói: “Chúng ta hãy cùng làm bánh bông lan nhé”.

Dắt tay con gái vào trong bếp, người mẹ chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu làm bánh. Khi nhận thấy con gái không nói lời nào mà chỉ đứng ngây người ở một góc bếp, người mẹ dịu dàng quay sang hỏi: “Con có thích ăn bánh bông lan mẹ làm không?”

“Mẹ biết con thích ăn bánh bông lan mẹ làm nhất mà!”, cô bé nói với mẹ, trên khuôn mặt buồn rầu của cô cố gượng lên một nụ cười.

“Vậy thì tốt rồi!”. Người mẹ mỉm cười nói: “Trước hết, con hãy uống thử số dầu ô liu này xem sao”.

Cô con gái dường như có chút khó tin vào những lời mẹ cô vừa nói, trả lời: “Tại sao vậy mẹ? Con không muốn uống đâu, dầu ô liu khó uống lắm”. “Thế thì con hãy ăn hai quả trứng này trước vậy”.

Con gái nói: “Mẹ đang đùa con phải không? Con thực không có tâm trạng để đùa với mẹ vào lúc này”.

“Thế thì hãy ăn thử chút bột mì này xem sao”.

“Ăn rồi sẽ đổ bệnh đó mẹ ạ!”, cô gái dường như không kìm chế được sự khó hiểu xen lẫn một chút tức giận.

Lúc này người mẹ mới nói:Tất cả những vật liệu chưa qua chế biến đều rất khó ăn, nhưng khi con trộn chúng lại với nhau sẽ cho ra những chiếc bánh bông lan hương vị thơm ngon tuyệt vời!

Nếm trải những khố đau, chúng ta mới thấy được hạnh phúc quý giá nhường nào.
Vấn đề thực sự xuất hiện vì chúng ta không biết đối diện và xử lý “những nguyên liệu chưa được nấu chín” trong đường đời của mình như thế nào. Nếu đem các loại cảnh ngộ trong đời người ví với nguyên liệu nấu ăn, vậy thì thái độ, phương thức, năng lực, quan hệ cá nhân và trí tuệ cảm xúc dùng để xử lý những sự việc đó chính là kỹ thuật làm nên món bánh bông lan kia.

Chúng ta vốn không cách nào quyết định rằng một đời của mình chỉ gặp hoàn cảnh thuận lợi, cũng giống như nguyên liệu nấu ăn vốn không nhất định đều là thượng hạng. Nhưng ngon dở của món ăn không nằm tất cả ở nguyên liệu tốt hay dở, chủ yếu nhất vẫn là kỹ thuật của người đầu bếp. Hay dở của đời người cũng vốn không quyết định bởi gặp được quý nhân hay hoàn cảnh tốt đẹp, quan trọng hơn cả là cách nhìn nhận, đối đãi của con người đối với sự việc.

Có được nguyên liệu tốt vốn không đảm bảo có thể nấu ra được những món ăn ngon. Nếu không có kỹ thuật nấu ăn, không đặt tâm vào công việc đang làm, nói không chừng dù là nguyên liệu thượng hạng lại nấu ra những món khó ăn. Ngược lại, dù vật liệu đơn giản nhưng sau khi qua đôi tay điêu luyện của người đầu bếp cũng có thể trở thành món điểm tâm hợp khẩu vị.

Trong cuộc sống phức tạp và muôn hình vạn trạng này, chúng ta khó tránh đụng phải vấn đề. Tuy nhiên, khi đối diện với khó khăn, ta không nên ôm giữ trong lòng, để nỗi buồn gặm nhấm tâm hồn ta, hãy tìm một người để sẻ chia, tâm sự.

Thổ lộ vấn đề tuy không nhất định có thể giải quyết được vấn đề, nhưng lại có thể khiến tâm trạng trở nên phấn chấn hơn, trái tim cảm thấy ấm áp hơn. Giống như người mẹ trong câu chuyện, trong phút chốc đã có thể giúp con gái thấu hiểu vấn đề, giải tỏa muộn phiền, chán nản.

Khi đối diện với khó khăn, ta không nên ôm giữ trong lòng, để nỗi buồn gặm nhấm tâm hồn ta, hãy tìm một người để sẻ chia, tâm sự.

Nếu đem nguyên liệu và cách nấu ăn ví với đời người, vậy đời người hẳn sẽ có ba loại.

Loại người thứ nhất, bẩm sinh chính là cao thủ nấu ăn, dù nguyên vật liệu không chất lượng nhưng sau khi qua tay anh ta cũng có thể trở thành món ngon.

Loại người thứ hai, chính là sinh ra đã không có tài nấu nướng, dù có nguyên vật liệu cao cấp đến mấy, món ăn được nấu ra cũng rất khó ăn, hơn nữa vẫn không chịu học hỏi để làm ra những món ăn ngon.

Loại người thứ ba, chính là người không biết nấu ăn, những món ban đầu nấu ra cũng không có chút hương vị gì, nhưng trải qua thời gian học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, người ấy dần dần có thể nấu được những món ăn ngon hợp khẩu vị.

Cho dù chúng ta vốn không thể được như loại người thứ nhất, vừa mới sinh ra đã là thiên tài, nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn trở thành loại người thứ ba, trở nên hoàn thiện hơn sau một quá trình cố gắng học tập, nâng cao trình độ và giúp đỡ người khác

Và khi một cánh cửa đóng lại, hãy nhớ rằng sẽ có những cánh cửa khác mở ra. Điều quan trọng chính là chúng ta có thể thản nhiên để cánh cửa kia đóng lại và dũng cảm bước vào cánh cửa mới bằng sự hào hứng, hy vọng và tin tưởng. Khi đó, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống này đâu có khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ!

Tại sao cuộc đời có những khổ đau? 
Vũ Dương -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tại sao cuộc đời có những khổ đau? tai sao cuoc doi co nhung kho dau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

夜渡凡尘 削发更衣 giup nguoi húy ao anh cua tam hoa thuong duy luc Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 úng Má³ Lễ trong câu chuyện của đàm vĩnh hưng và 2 散杖 Ăn chay dưới góc nhìn dinh dưỡng Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Phật giáo Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí Không phải là lời của Phật vì sao chúng ta sợ tội phước cậu nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co 阿修羅 Bí quyết để sống vui sống khỏe Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa trò thương thầy nhiều lắm tuyet tac ton dung duc phat che tac tren bo may rủi món ăn tinh thần không thể thiếu của 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Vấn benh 有人願意加日我ㄧ起去 đạt đến bình an qua an bình nội tại Phật Cha 放下凡夫心 故事 truyện lục tổ huệ năng phần 1 người có công phục hưng tông tịnh độ chênh 5 nghịch lý ngược đời của người nam mô cầu sám hối bồ tát hoa tửu nguyen ly can ban cua dao phat vì sao người dân bhutan không sợ chết Thích thiền tâm Nhà y Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ giá trị của đồng tiền theo quan điểm thực hành giáo pháp trong cuộc sống bộn tá bà Tu