Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quy
Tại sao đổi từ Ấn Độ Giáo sang Phật Giáo lại là chuyện trọng đại

Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này. Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quyền lực của tôi ". Tại sao gia đình này đổi từ Ấn Độ Giáo sang Phật Giáo lại là chuyện trọng đại.
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học. 

Trước khi Vemula tự tử ở tuổi 26 vào ngày 17 tháng 1/2016, câu chuyện đó thông thường có vẻ đã yên ngủ trong hệ thống truyền thông vốn có nhiều náo loạn của Ấn Độ, bất kể sự tràn lan của những chuyện giết người, chối bỏ cung cấp dịch vụ và việc làm, bảo kê lao động tương ứng.

Ngay cả việc tiếp nối tập tục “nhặt rác bằng tay” mà những người thuộc các tầng lớp thấp nhất của cái thang đẳng cấp bị bắt buộc phải đi thu dọn chất phế thải từ cơ thể của mọi người khác và mang đi đổ bỏ bằng tay. Chế độ phân chia đẳng cấp đang phai nhạt dần, nhưng những dấu vết của nó còn nhuốm đậm trong xã hội Ấn Độ, kể cả trong các tín ngưỡng.

Những hình thức kỳ thị đó đã bị xem là phạm luật trong hiến pháp của Ấn Độ, do nhà lãnh đạo tiên phong của giới "hư hõng, vứt đi" Dalit, người “cha đẻ” Bhimrao Ambedkar, mà ngày Thứ Năm, Tháng tư 14 là ngày sinh nhật thứ 125 của ông, soạn thảo ra đầu tiên. 

Ông Ambedkar không những đã gay gắt chỉ trích và chối bỏ hệ thống đẳng cấp, mà còn nới rộng thêm ra đến nhiều văn bản nền tảng căn bản của Ấn Độ giáo nữa. Sau khi cân nhắc trong nhiều thập kỷ về vấn đề rời bỏ, thoát ra khỏi hệ thống đẳng cấp như thế nào cho đúng, sau cùng ông quyết định hoán chuyển sang Phật giáo. Ông đã làm như vậy với hơn nửa triệu người tin tưởng đi theo ông vào ngày 14 Tháng 10 năm 1956.

Và vào ngày thứ Năm, mẹ và anh trai của Vemula đã chọn làm giống y như vậy, trước sự chứng kiến của Prakash, người cháu nội của ông Ambedkar,. Người chị lớn của Rohith, đã kết hôn với một người đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn, không chuyển giáo.

"Kể từ hôm nay, mẹ tôi và tôi sẽ thật sự được tự do," Raja Vemula, anh của Rohith phát biểu trong buổi lễ. "Thoát khỏi sự xấu hổ. Thoát khỏi sự sỉ nhục hàng ngày. Thoát khỏi tội lỗi từ việc cầu nguyện cùng một Thượng Đế mà dưới cái tên đó dân chúng chúng tôi đã bị hành hạ qua bao nhiêu thế kỷ." [Dr. B.R. Ambedkar]
Dr. B.R. AmbedkarRohith đã ngưỡng mộ Ambedkar, anh cũng ngưỡng mộ cả Đức Phật, nhưng anh không bao giờ chuyển giáo. Trong thư tuyệt mạng, anh mô tả mình như là một người đàn ông bị lung lạc nhiều từ các lập luận có tính cách khoa học và còn bị dằn vặt do việc xã hội bất lực không thể nhìn thấy anh như là một người có "khối óc" qua cái lăng kính đẳng cấp của anh. Anh đã viết: "Giá trị của một người đàn ông đã bị giảm thiểu theo cái bản chất tức thời và trong cái giới hạn gần nhất của người đó. Sự ra đời của tôi chính là cái tai nạn giết chết tôi."

Trong những bài xã luận đã được đăng tải trong khoảng năm 1930, Ambedkar đã ví đẳng cấp như một cái tháp cao nhiều tầng không có cầu thang lên xuống và cũng không có lối đi ra, trong đó người ta phải chết tại chính tầng lầu mà họ đã được sinh ra.  

Trong bài diễn văn vào năm 1935, ông giải thích sự việc chối bỏ Ấn Độ giáo của ông như sau:

"Vì chúng ta có cái bất hạnh được tự gọi mình là tín đồ Ấn Độ giáo, nên chúng ta đã bị đối xử như vậy," ông nói. "Nếu chúng ta là thành viên của một tín ngưỡng nào khác họ hẳn không đối sử với chúng ta như thế. Hãy chọn bất cứ một tôn giáo nào mang đến cho bạn sự bình đẳng về thân phận và về cách đối xử. 

Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này. Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quyền lực của tôi ".

Nam Mô A Di Đà Phật !

 
Kim Morris  Diệu Ngọc

Về Menu

tại sao đổi từ ấn độ giáo sang phật giáo lại là chuyện trọng đại tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la chuyen trong dai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

荐拔功德殊胜行 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 別五時 是針 築地本願寺 盆踊り 供灯的功德 五戒十善 tuc こころといのちの相談 浄土宗 å thiêng 鎌倉市 霊園 佛教書籍 文殊 อธ ษฐานบารม いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 陈光别居士 nỗ りんの音色 คนเก ยจคร าน 父母呼應勿緩 事例 Tại sao nên trị đau đầu bằng ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 佛教教學 楞嚴經全文翻譯白話文及全文 佛经讲 男女欲望 色登寺供养 随喜 飞来寺 簡単便利 戒名授与 水戸 おりん 木魚のお取り寄せ 皈依是什么意思 佛教中华文化 梁皇忏法事 墓 購入 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung イス坐禅のすすめ Phật pháp và bệnh trầm cảm 一日善缘 必使淫心身心具断 霊園 横浜 佛教算中国传统文化吗 lạy phật và những trải nghiệm của äºŒä ƒæ bẠo Kinh đia Tạng 印光 菩提心者 其力甚大 phat 每年四月初八 ไๆาา แากกา 饿鬼 描写