Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quy
Tại sao đổi từ Ấn Độ Giáo sang Phật Giáo lại là chuyện trọng đại

Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này. Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quyền lực của tôi ". Tại sao gia đình này đổi từ Ấn Độ Giáo sang Phật Giáo lại là chuyện trọng đại.
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học. 

Trước khi Vemula tự tử ở tuổi 26 vào ngày 17 tháng 1/2016, câu chuyện đó thông thường có vẻ đã yên ngủ trong hệ thống truyền thông vốn có nhiều náo loạn của Ấn Độ, bất kể sự tràn lan của những chuyện giết người, chối bỏ cung cấp dịch vụ và việc làm, bảo kê lao động tương ứng.

Ngay cả việc tiếp nối tập tục “nhặt rác bằng tay” mà những người thuộc các tầng lớp thấp nhất của cái thang đẳng cấp bị bắt buộc phải đi thu dọn chất phế thải từ cơ thể của mọi người khác và mang đi đổ bỏ bằng tay. Chế độ phân chia đẳng cấp đang phai nhạt dần, nhưng những dấu vết của nó còn nhuốm đậm trong xã hội Ấn Độ, kể cả trong các tín ngưỡng.

Những hình thức kỳ thị đó đã bị xem là phạm luật trong hiến pháp của Ấn Độ, do nhà lãnh đạo tiên phong của giới "hư hõng, vứt đi" Dalit, người “cha đẻ” Bhimrao Ambedkar, mà ngày Thứ Năm, Tháng tư 14 là ngày sinh nhật thứ 125 của ông, soạn thảo ra đầu tiên. 

Ông Ambedkar không những đã gay gắt chỉ trích và chối bỏ hệ thống đẳng cấp, mà còn nới rộng thêm ra đến nhiều văn bản nền tảng căn bản của Ấn Độ giáo nữa. Sau khi cân nhắc trong nhiều thập kỷ về vấn đề rời bỏ, thoát ra khỏi hệ thống đẳng cấp như thế nào cho đúng, sau cùng ông quyết định hoán chuyển sang Phật giáo. Ông đã làm như vậy với hơn nửa triệu người tin tưởng đi theo ông vào ngày 14 Tháng 10 năm 1956.

Và vào ngày thứ Năm, mẹ và anh trai của Vemula đã chọn làm giống y như vậy, trước sự chứng kiến của Prakash, người cháu nội của ông Ambedkar,. Người chị lớn của Rohith, đã kết hôn với một người đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn, không chuyển giáo.

"Kể từ hôm nay, mẹ tôi và tôi sẽ thật sự được tự do," Raja Vemula, anh của Rohith phát biểu trong buổi lễ. "Thoát khỏi sự xấu hổ. Thoát khỏi sự sỉ nhục hàng ngày. Thoát khỏi tội lỗi từ việc cầu nguyện cùng một Thượng Đế mà dưới cái tên đó dân chúng chúng tôi đã bị hành hạ qua bao nhiêu thế kỷ." [Dr. B.R. Ambedkar]
Dr. B.R. AmbedkarRohith đã ngưỡng mộ Ambedkar, anh cũng ngưỡng mộ cả Đức Phật, nhưng anh không bao giờ chuyển giáo. Trong thư tuyệt mạng, anh mô tả mình như là một người đàn ông bị lung lạc nhiều từ các lập luận có tính cách khoa học và còn bị dằn vặt do việc xã hội bất lực không thể nhìn thấy anh như là một người có "khối óc" qua cái lăng kính đẳng cấp của anh. Anh đã viết: "Giá trị của một người đàn ông đã bị giảm thiểu theo cái bản chất tức thời và trong cái giới hạn gần nhất của người đó. Sự ra đời của tôi chính là cái tai nạn giết chết tôi."

Trong những bài xã luận đã được đăng tải trong khoảng năm 1930, Ambedkar đã ví đẳng cấp như một cái tháp cao nhiều tầng không có cầu thang lên xuống và cũng không có lối đi ra, trong đó người ta phải chết tại chính tầng lầu mà họ đã được sinh ra.  

Trong bài diễn văn vào năm 1935, ông giải thích sự việc chối bỏ Ấn Độ giáo của ông như sau:

"Vì chúng ta có cái bất hạnh được tự gọi mình là tín đồ Ấn Độ giáo, nên chúng ta đã bị đối xử như vậy," ông nói. "Nếu chúng ta là thành viên của một tín ngưỡng nào khác họ hẳn không đối sử với chúng ta như thế. Hãy chọn bất cứ một tôn giáo nào mang đến cho bạn sự bình đẳng về thân phận và về cách đối xử. 

Chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm của chúng ta ngay từ lúc này. Tôi có cái bất hạnh của việc sinh ra với cái vết đốm của một người Hạ tiện. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của tôi, nhưng tôi sẽ không chết là một tín đồ Ấn Độ giáo, bởi vì điều này nằm trong quyền lực của tôi ".

Nam Mô A Di Đà Phật !

 
Kim Morris  Diệu Ngọc

Về Menu

tại sao đổi từ ấn độ giáo sang phật giáo lại là chuyện trọng đại tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la chuyen trong dai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

học cách tu cái miệng tan van moi cua tac gia cai san vuong va noi tho Quảng Nam Trưởng niệm cố Ni trưởng giới thiệu về niềm tin trong phật học sao Thức ăn ngon nhờ có tình thương ảnh テ p dai thua dieu phap lien hoa kinh đại thừa diệu pháp liên hoa kinh do đâu mà khổ đau 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 đệ tam tổ trúc lâm làm người phật tử chân chính Để giảm nguy cơ sinh hen suyễn cho Hà nh Vu lan không có Ba tình thương qua sự cảm chuoi ngoc tran bao phap phan y nghia that cua su khong dinh mac va tam giai chi bang thay doi chinh minh Mệt rồi ư nhan qua la co that già Vài nét về cuộc đời và đạo Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú Thành ngu suy roi mot ngay diếp mahakasyapa lịch sử phật giáo nam tông tại huế Omega 3 giúp giảm hành vi hiếu bien 04 phan 1 song Phiền Sen Hồ Tây Tử uyển Phật giáo Nghiệp thuong Làm thế nào để giảm lượng đường lam sao de duoc than tam an lac thiền sư thích nhất hạnh được liên dia nguc co that hay khong nghĩ về bài kệ trong kinh kim VÃƒÆ Trung hoa