Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài NhưVạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài,
Tại sao tất cả tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều lấy họ Thích?

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Hỏi: Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?

 


Đáp: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :

Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ.

Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình.

Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v... chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn...

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như  Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền  đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như  Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 - 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép:

“Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

  Thích Phước Hải  

Về Menu

tại sao tất cả tu sĩ phật giáo việt nam đều lấy họ thích? tai sao tat ca tu si phat giao viet nam deu lay ho thich tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

yeu va chet 禅诗精选 Miên man phố Hoằng M០七五三 大阪 천태종 대구동대사 도산스님 Vận động tốt cho não bộ người cao åº 行願品偈誦 イス坐禅のすすめ Tiểu sử HT Thích Hoằng Từ Vu lan Tản mạn về mẹ ペットメモリアル 栃木県 寺院数 横柱指合掌 簡単便利 戒名授与 水戸 四比丘 Một chế độ ăn chay đúng đắn î bai hoc quy gia tu loai chim thực tập chuyển hóa cảm xúc 佛子 Sài Gòn mùa ngóng gió อ ตาต จอส 五戒十善 佛教教學 Vu lan cúng dường bố thí đúng pháp 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm 欲移動 pham ngu co tu beomeosa mỗi người đều sẽ bị 2 nhân tố này 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 khi phật tử là doanh nhân tuong so khi phat tu la doanh nhan りんの音色 Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào 설두중현 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen người nam châm bí mật của luật hấp dẫn mỗi chúng ta 佛教中华文化 nguoi nam cham bi mat cua luat hap dan 父母呼應勿緩 事例 妙性本空 无有一法可得 hap dan moi chung ta 佛教蓮花