Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài NhưVạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài,
Tại sao tất cả tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều lấy họ Thích?

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Hỏi: Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?

 


Đáp: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :

Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ.

Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình.

Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v... chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn...

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như  Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền  đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như  Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 - 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép:

“Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

  Thích Phước Hải  

Về Menu

tại sao tất cả tu sĩ phật giáo việt nam đều lấy họ thích? tai sao tat ca tu si phat giao viet nam deu lay ho thich tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛教的出世入世 thiền phật giáo น ท phương pháp thuyết giảng và kỹ năng 往生咒道教 mai thọ truyền 1905 tìm lại chính mình du Đổi thiền phái trúc lâm 心中有佛 đừng mang đá đặt trong tâm điện 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Ở đời vui đạo hãy tùy duyên tín ngưỡng tôn giáo là phải có giá thieu duc va tri tuc ç ƒæŒ ä¾ ä½ GiÒ chua dieu vien giới trẻ thích cưới trên chùa phuong thuc niem phat doi tran tin phát lồ 否卦 ban va su cham dut luan hoi nhin sau nghi ky de cam thong voi nguoi lang nghe loi to day va thuc hanh theo 一念心性 是 Cảm xúc tác động thế nào đến sức Già Khủng hoảng tinh thần và những con số bảy pháp để xây dựng một hội chứng Tùy bút Nhớ mẹ Chùa Bạch Mã cái nôi của Phật giáo hạnh phúc và phước đức trong thiền Để gió cuốn đi 浙江奉化布袋和尚 中国渔民到底有多强 thien va yeu tinh thần tuệ giác văn thù Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh Quảng ngữ của Hòa Thượng La Hánh Quế Nên tập sống chung tu học Để gió cuốn đi im lang cua thien su Những nén nhang không tắt hóa giải những rắc rối trong quan hệ hãy biết dừng lại trước khi quả báo 印顺法师关于大般涅槃经