Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người
Tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa của hạnh phúc

Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại. Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người.
Phỏng dịch từ bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại  Hindustan Times Leadership Summit on the art of happiness, New Delhi, Nov 19, 2010: Calm mind is key to happiness:Dalai Lama 

Khi đề  cập đến hạnh phúc trong nghịch cảnh (Happiness in troubled times) Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải nghĩ đến hai loại khổ đau:  khổ đau về thể chất và  khổ đau về tinh thần.

Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại. Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người.

Mức độ khổ đau về tinh thần hay stress phát xuất từ bối cảnh cạnh tranh trong đời sống mà ra và chúng rất nổi bật tại các thành phố lớn như Kolkata và New Delhi. Ngược lại, tại vùng nông thôn thì khổ đau về thể chất rất nhiều nhưng khổ đau về tinh thần thì lại ít thấy hơn.

Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúc và lòng từ bi (compassion) từ bên trong. Nhắc lại lời nói của nhà Phật học của thế kỷ thứ VIII là Shantideva, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu như sau: “ Anh không thể nào dùng da để bọc hết tất cả các gai nhọn mọc trên thế giới được, nhưng da chỉ đủ để bọc hai bàn chân của anh lại mà thôi. Cùng một ý như thế, bằng cách kiềm chế lòng tức giận của mình, anh có thể khuất phục được tất cả kẻ thù”.

Dẫn chứng câu chuyện một nhà sư Tây Tạng đã phải chịu đựng 19 năm tù đày khổ sai trong ngục tù gulag Trung cộng , Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói “Khi nhà sư đó đến được Ấn Độ và kể lại rằng người rất sợ lúc bị tù đày. Có phải lo sợ cho mạng sống hay không? Sư trả lời là không, điều lo sợ chính yếu là tôi có thể đánh mất lòng từ bi compassion đối với người dân Trung Quốc. Đó là một cách suy nghĩ của người Tây Tạng”.

Niệm kinh giúp người Phật tử đi trong con đường từ bi. Đối với những người không phải là tín đồ, thường chiếm đa số trên thế giới ngày nay “phương cách thế tục để có lòng nhiệt tình” phải  được thông qua từ nội quán và từ kinh nghiệm sống.

Prayers help believers to stay on the path of compassion. For non-believers, which he reckoned made up the majority of the worl’s population today, “ the secular way to warm-heartedness” must come through introinspection and lived experiences, he said.

Chủ bút báo Hindustan Times có hỏi Đức Đạt Lai Lạt là làm thế nào để có thể đề cập được sự đánh mất lòng tin nơi tôn giáo của lớp người trẻ tuổi. Ngài đã trả lời như sau “Thế giới của chúng tôi thuộc về thế kỷ thứ 20. Một thế kỷ đầy bạo lực với hơn 200 triệu người bị giết chết. Thế kỷ hiện tại là một thế kỷ mới. Nó có đượm màu bạo lực hay không còn tùy thuộc vào tầng lớp trẻ hiện nay. Có thể đây sẽ là một thế giới tốt đẹp, nếu giới trẻ chịu xa lánh tính đạo đức giả và những gì nhân tạo của thế hệ trước. Bằng cách đó tài sản nội tại (inner wealth) của họ sẽ được giàu lên thêm.”

Suhel Seth, đồng sáng lập viên Công ty quảng cáo Equus hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma về “kế hoạch kế thừa succession planning”

Về câu hỏi nầy, Đức Đạt Lai Lạt Ma phá lên cười và trả lời như sau “Đây không phải là một câu hỏi thật sự quan trọng đối với tôi. Nhưng người Trung quốc xem vấn đề đó như là một biến cố vô cùng nghiêm trọng vậy…Người dân Tây Tạng phải tự quyết định lấy. Nếu tôi qua đời trong vài ngày tới, người ta vẫn có thể tiếp tục điều hành tổ chức của Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng nếu tôi chết  trong 20, 30 năm nữa thì ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra”.

Nguyễn Thượng Chánh

Về Menu

tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa hạnh phúc tam an trong nghich canh la chia khoa hanh phuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tỳ Sa Môn Thiên Vương chua dong ngo ngÒ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 muoi bon dieu day cua phat hoa thuong tinh su 1913 ấn cồn co 同朋会運動 北海道 評論家 Thần đèn Tư Lũy đã ra Chùa Quán Thế Âm tưởng niệm Bồ tát cuoc doi thanh tang ananda phan 6 Giòn thơm món nấm ngon Âm Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita hoãƒæ 蹇卦详解 chua tu hoa 临海市餐饮文化研究会 空寂 66 hoa thuong thich thien phuong 四念处的修行方法 Sám hối để trở thành người phật tử chân Cỏ 中国渔民到底有多强 魔在佛教 永平寺宿坊朝のお勤め su co mat cua cac thien su voi dan toc viet nam çŠ dùng xin được nói chuyện về loài chó Các loại đậu không phải là thực phẩm 佛教与佛教中国化 Món chay Cuốn diếp chuyen bệnh phật giáo テ tin tuc phat giao Cười với cÓn sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm niem 寺院数 愛媛県 duc phap vuong gyalwang drukpa xii hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của Món chay với mít