Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người
Tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa của hạnh phúc

Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại. Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người.
Phỏng dịch từ bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại  Hindustan Times Leadership Summit on the art of happiness, New Delhi, Nov 19, 2010: Calm mind is key to happiness:Dalai Lama 

Khi đề  cập đến hạnh phúc trong nghịch cảnh (Happiness in troubled times) Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải nghĩ đến hai loại khổ đau:  khổ đau về thể chất và  khổ đau về tinh thần.

Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật nên khổ đau thể chất đã giảm đi nhiều trong đời sống nhưng trái lại khổ đau về mặt tinh thần vẫn còn tồn tại. Chính loại khổ đau nầy là cội nguồn của các nỗi bất hạnh của con người.

Mức độ khổ đau về tinh thần hay stress phát xuất từ bối cảnh cạnh tranh trong đời sống mà ra và chúng rất nổi bật tại các thành phố lớn như Kolkata và New Delhi. Ngược lại, tại vùng nông thôn thì khổ đau về thể chất rất nhiều nhưng khổ đau về tinh thần thì lại ít thấy hơn.

Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúc và lòng từ bi (compassion) từ bên trong. Nhắc lại lời nói của nhà Phật học của thế kỷ thứ VIII là Shantideva, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu như sau: “ Anh không thể nào dùng da để bọc hết tất cả các gai nhọn mọc trên thế giới được, nhưng da chỉ đủ để bọc hai bàn chân của anh lại mà thôi. Cùng một ý như thế, bằng cách kiềm chế lòng tức giận của mình, anh có thể khuất phục được tất cả kẻ thù”.

Dẫn chứng câu chuyện một nhà sư Tây Tạng đã phải chịu đựng 19 năm tù đày khổ sai trong ngục tù gulag Trung cộng , Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói “Khi nhà sư đó đến được Ấn Độ và kể lại rằng người rất sợ lúc bị tù đày. Có phải lo sợ cho mạng sống hay không? Sư trả lời là không, điều lo sợ chính yếu là tôi có thể đánh mất lòng từ bi compassion đối với người dân Trung Quốc. Đó là một cách suy nghĩ của người Tây Tạng”.

Niệm kinh giúp người Phật tử đi trong con đường từ bi. Đối với những người không phải là tín đồ, thường chiếm đa số trên thế giới ngày nay “phương cách thế tục để có lòng nhiệt tình” phải  được thông qua từ nội quán và từ kinh nghiệm sống.

Prayers help believers to stay on the path of compassion. For non-believers, which he reckoned made up the majority of the worl’s population today, “ the secular way to warm-heartedness” must come through introinspection and lived experiences, he said.

Chủ bút báo Hindustan Times có hỏi Đức Đạt Lai Lạt là làm thế nào để có thể đề cập được sự đánh mất lòng tin nơi tôn giáo của lớp người trẻ tuổi. Ngài đã trả lời như sau “Thế giới của chúng tôi thuộc về thế kỷ thứ 20. Một thế kỷ đầy bạo lực với hơn 200 triệu người bị giết chết. Thế kỷ hiện tại là một thế kỷ mới. Nó có đượm màu bạo lực hay không còn tùy thuộc vào tầng lớp trẻ hiện nay. Có thể đây sẽ là một thế giới tốt đẹp, nếu giới trẻ chịu xa lánh tính đạo đức giả và những gì nhân tạo của thế hệ trước. Bằng cách đó tài sản nội tại (inner wealth) của họ sẽ được giàu lên thêm.”

Suhel Seth, đồng sáng lập viên Công ty quảng cáo Equus hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma về “kế hoạch kế thừa succession planning”

Về câu hỏi nầy, Đức Đạt Lai Lạt Ma phá lên cười và trả lời như sau “Đây không phải là một câu hỏi thật sự quan trọng đối với tôi. Nhưng người Trung quốc xem vấn đề đó như là một biến cố vô cùng nghiêm trọng vậy…Người dân Tây Tạng phải tự quyết định lấy. Nếu tôi qua đời trong vài ngày tới, người ta vẫn có thể tiếp tục điều hành tổ chức của Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng nếu tôi chết  trong 20, 30 năm nữa thì ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra”.

Nguyễn Thượng Chánh

Về Menu

tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa hạnh phúc tam an trong nghich canh la chia khoa hanh phuc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

人生七苦 chiếc nước mắt mẹ già 释迦牟尼 trước ky 佛頂尊勝陀羅尼 gáŸi Ngà n lanh ДГІ Tình mẹ thiêng liêng lắm 惡一樣耶 trà n lang Lưu 僧人食飯的東西 hay day con rang co tich khong chi la mot mau 永平寺宿坊朝のお勤め bùi giáng Sống 佛教感情 phận Nấu món chay trong chánh niệm hòa thượng thích hành trụ 佛教名词 Thử tắt điện thoại một ngày y nghia chap tay trong nghi thuc phat giao 寺院 募捐 曹洞宗青年联盟 truyen 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 住相 Trà Việt ทาน 加持成佛 是 否卦 còn 唐朝的慧能大师 ห พะ æ ä½ å HoẠ不空羂索心咒梵文 世界悉檀 閼伽坏的口感 南懷瑾 仏壇 おしゃれ 飾り方 戒名 パチンコがすき Bắt đầu từ tâm trạng khỏe