GNO - Thầy đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản vào lúc 14 giờ ngày 31-3-2013 (nhằm ngày 20-2-Quý Tỵ)

	Tạm biệt thầy - nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

Tạm biệt thầy - nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

GNO - Thầy Võ Hồng, nhà giáo, nhà văn với những tác phẩm rất nổi tiếng, đã nằm lòng với nhiều thế hệ người đọc, nhất là những tác phẩm viết về quê hương, gia đình, giáo dục... như Hoài cố nhân, Một bông hồng cho cha, Nửa chữ cũng thầy... đã tạm biệt cõi tạm sau 7 năm lâm bệnh.

Thầy đã ra đi vào lúc 14 giờ ngày 31-3-2013 (nhằm ngày 20-2-Quý Tỵ) tại nhà riêng, số 51 đường Hồng Bàng, P.Tân Lập, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hưởng thọ 93 tuổi.

thay Hong.jpg

Nhà văn Võ Hồng tại nhà riêng ở Nha Trang năm 2005 - Ảnh: TTD

Buổi chiều ra đi, bàn tay nhà văn Võ Hồng vẫn còn hơi ấm. Nhìn gương mặt nhà văn đầy vẻ nhẹ nhàng, thanh thản như ông còn đang trong giấc ngủ trưa chưa kịp trở dậy. Bên giường thầy nằm an giấc có người em ruột là cụ Võ Đình Khoa, đã 84 tuổi, ngồi cạnh nhìn thầy và cùng nghe kinh Phật phát ra từ chiếc máy tụng kinh gắn trên tường

Sáng nay, 1-4, lúc 8 giờ đã diễn ra lễ nhập quan của thầy. Sau đó, nhiều thế hệ học trò  đã đến viếng, trước đó, nhiều tờ báo cũng đã đưa tin.

Theo người cháu Võ Thanh Vân - gọi thầy Võ Hồng bằng bác, lúc thầy Hồng đi xa các con của thầy đều không có mặt, anh Hào đang ở Đức, chị Hằng đang ở Pháp. Sáu bảy năm qua, người con gái cưng của thầy (chị Hằng - CTV) luôn bên cạnh tận tụy chăm sóc thuốc men, cơm cháo, chu đáo nhưng khi chị vừa đi Pháp, khoảng hơn 10 ngày nay thì thầy ra đi.

Lễ di quan sẽ tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 4-4-2013, an táng tại Nghĩa trang Suối Đá.

vohong.JPG

Nhiều người đã đến viếng ông sáng nay, 1-4-2013 - Ảnh: Trí Bửu

Được biết, nhà văn Võ Hồng (http://www.vohong.de/), thuở nhỏ học ở trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường trung học Quy Nhơn (Bình Định). Năm 1940 học ban tú tài ở Hà Nội. 

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, ông làm bí thư tòa tổng đốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt. Trong thời kháng chiến ông cùng vợ dạy học ở Trường trung học Lương Văn Chánh (Phú Yên), sau đó làm hiệu trưởng trường này. 

Năm 1953 ông bị bệnh xin nghỉ dài hạn. Năm 1954 đưa gia đình về sống ở Ðà Lạt. Từ năm 1956 về sống ở Nha Trang, dạy học ở các trường tư thục và nghỉ hưu năm 1982.

Về văn nghiệp, tính đến nay Võ Hồng đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình…

Trong đó, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt của ông được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi ấy ông còn là một học sinh đệ tam niên (theo hệ giáo dục thời đó). Mãi đến năm 1959 ông mới gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân

Sau năm 1975, trong một số tác phẩm của mình, Võ Hồng đã ký bút hiệu Võ An Thạch hoặc Võ Tri Thủy…

Trí Bửu - BTV


Về Menu

Tạm biệt thầy nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

Khủng hoảng tinh thần và những con số hoa thuong thich nhut minh 1908 Ăn nhiều thịt là nguyên nhân gây 21 tiến trình phổ quát 雀鸽鸳鸯报是什么报 お仏壇 飾り方 おしゃれ 什么是佛度正缘 Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa vượt qua sự mặc cảm về hình thức cùng trò chuyện với mc phật tử lâm ánh LÃm Thường 永平寺宿坊朝のお勤め 住相 ภะ cam niem ve duc phat di da phật luan thích 山地剝 高島 白話 人鬼和 Þ 五十三參鈔諦 can lam gi de tam doi ban tho va tuong phat 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Di nói giỡn có phải là khẩu nghiệp 梵僧又说 我们五人中 i пѕѓ 八吉祥 khủng 南懷瑾 念空王啸 à Þ biet phà t Đau lưng vì sao lại bỏ tết ta theo tết tây tôi ơi mi mê lầm rồi お墓 更地 Ä Æ 因无所住而生其心 æ Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường chua than quang nhung buc tuong duoc tim thay sau hang tram nam 皈依的意思 lẽ 佛陀会有情绪波动吗 出家人戒律