GNO - Thầy đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản vào lúc 14 giờ ngày 31-3-2013 (nhằm ngày 20-2-Quý Tỵ)

	Tạm biệt thầy - nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

Tạm biệt thầy - nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

GNO - Thầy Võ Hồng, nhà giáo, nhà văn với những tác phẩm rất nổi tiếng, đã nằm lòng với nhiều thế hệ người đọc, nhất là những tác phẩm viết về quê hương, gia đình, giáo dục... như Hoài cố nhân, Một bông hồng cho cha, Nửa chữ cũng thầy... đã tạm biệt cõi tạm sau 7 năm lâm bệnh.

Thầy đã ra đi vào lúc 14 giờ ngày 31-3-2013 (nhằm ngày 20-2-Quý Tỵ) tại nhà riêng, số 51 đường Hồng Bàng, P.Tân Lập, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hưởng thọ 93 tuổi.

thay Hong.jpg

Nhà văn Võ Hồng tại nhà riêng ở Nha Trang năm 2005 - Ảnh: TTD

Buổi chiều ra đi, bàn tay nhà văn Võ Hồng vẫn còn hơi ấm. Nhìn gương mặt nhà văn đầy vẻ nhẹ nhàng, thanh thản như ông còn đang trong giấc ngủ trưa chưa kịp trở dậy. Bên giường thầy nằm an giấc có người em ruột là cụ Võ Đình Khoa, đã 84 tuổi, ngồi cạnh nhìn thầy và cùng nghe kinh Phật phát ra từ chiếc máy tụng kinh gắn trên tường

Sáng nay, 1-4, lúc 8 giờ đã diễn ra lễ nhập quan của thầy. Sau đó, nhiều thế hệ học trò  đã đến viếng, trước đó, nhiều tờ báo cũng đã đưa tin.

Theo người cháu Võ Thanh Vân - gọi thầy Võ Hồng bằng bác, lúc thầy Hồng đi xa các con của thầy đều không có mặt, anh Hào đang ở Đức, chị Hằng đang ở Pháp. Sáu bảy năm qua, người con gái cưng của thầy (chị Hằng - CTV) luôn bên cạnh tận tụy chăm sóc thuốc men, cơm cháo, chu đáo nhưng khi chị vừa đi Pháp, khoảng hơn 10 ngày nay thì thầy ra đi.

Lễ di quan sẽ tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 4-4-2013, an táng tại Nghĩa trang Suối Đá.

vohong.JPG

Nhiều người đã đến viếng ông sáng nay, 1-4-2013 - Ảnh: Trí Bửu

Được biết, nhà văn Võ Hồng (http://www.vohong.de/), thuở nhỏ học ở trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường trung học Quy Nhơn (Bình Định). Năm 1940 học ban tú tài ở Hà Nội. 

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, ông làm bí thư tòa tổng đốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt. Trong thời kháng chiến ông cùng vợ dạy học ở Trường trung học Lương Văn Chánh (Phú Yên), sau đó làm hiệu trưởng trường này. 

Năm 1953 ông bị bệnh xin nghỉ dài hạn. Năm 1954 đưa gia đình về sống ở Ðà Lạt. Từ năm 1956 về sống ở Nha Trang, dạy học ở các trường tư thục và nghỉ hưu năm 1982.

Về văn nghiệp, tính đến nay Võ Hồng đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình…

Trong đó, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt của ông được đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi ấy ông còn là một học sinh đệ tam niên (theo hệ giáo dục thời đó). Mãi đến năm 1959 ông mới gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân

Sau năm 1975, trong một số tác phẩm của mình, Võ Hồng đã ký bút hiệu Võ An Thạch hoặc Võ Tri Thủy…

Trí Bửu - BTV


Về Menu

Tạm biệt thầy nhà giáo, nhà văn Võ Hồng

ở nơi đó có hoa dã quỳ 천태종 대구동대사 도산스님 Những yêu thương giữa mùa mưa tháng Đóa hoa Phật pháp Về Mộng đời khi tỉnh thấy là không 鎌倉市 霊園 làm thế nào để giải nghiệp xấu 四比丘 Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう thiên bình yên đến bình yên đi Cảm nhận một góc quê Mùa sen mantra am thanh cua chanh giac 佛子 霊園 横浜 î vinh nghiem rong mo tu ai quan diem cua toi Các thực phẩm chay đánh bật mùi Tết vai viết bằng cả yêu thương 梵僧又说 我们五人中 cuộc đời tận hiến Bò bía chay cho ngày mưa tùy bút gói tình thương mang về りんの音色 làm tin tuc phat giao 修道 吾有正法眼藏 giàu có 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 佛 去掉手 lạm chua long tuyen 18 trung ấm bardo tái sinh ngôi nhà bên sông Bí mật của tách trà ngon Sữa hạt sen bổ dưỡng Nước tăng lực có thể gây hại cho tim Dùng thuốc giảm đau giảm luôn sự TT Huế Húy nhật Tổ khai sơn chùa Từ nhung loi ich cua viec an chay Dầu ô liu tốt cho sức khỏe và làm Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến cơ 观世音菩萨普门品 栃木県 寺院数