Phật gia giảng rằng, con người hễ khởi thiện niệm trong tâm, thì thiện lương ấy có thể rung chuyển đất trời, cảm hoá lòng người, làm cảm động cả những kẻ cường bạo nhất Dưới đây là hai câu chuyện như thế
Tấm lòng chân thiện là sức mạnh để cảm hoá lòng người

Phật gia giảng rằng, con người hễ khởi thiện niệm trong tâm, thì thiện lương ấy có thể rung chuyển đất trời, cảm hoá lòng người, làm cảm động cả những kẻ cường bạo nhất. Dưới đây là hai câu chuyện như thế.
Thiền sư Sengai có một đệ tử hư hỏng hay phá giới, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhấc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.

Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói những lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!” Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.

Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc.

Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người rất khôn khéo mà thiền sư đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người tội lỗi, biến cải một con người tưởng là ‘hết thuốc chữa’ trở thành một người mới rất đáng khâm phục.

Đối với việc cảm hóa kẻ hung ác hồi đầu, có một câu chuyện khá nổi tiếng về tôn giả A Na Luật cảm hóa đạo tặc. Sau khi chứng đắc Thiên nhãn, tôn giả không phải hoàn toàn ở trong chốn rừng núi lo tu tập phận mình, trong tâm tôn giả thường nghĩ rằng: “Hôm nay ta được niềm vui này đều nhờ ân đức của Phật, muốn báo đáp ân ấy ta nên hoằng pháp lợi sanh, ta nên đi hóa đạo những nơi chưa có người bố giáo”.

Một hôm, Tôn giả A Na Luật đang du hóa tại một làng quê, chiều tối thì đi ra khu rừng kế cận tọa thiền. Hôm ấy, trên trời trăng soi mờ nhạt, mặt đất in bóng cây lưa thưa, một vài ngôi sao băng qua bầu trời, gió thổi lao xao, tôn giả khép mắt ngồi yên, đợi trời rạng đông.

Đêm càng sâu càng vắng, bóng dáng tôn giả chìm lẫn trong rừng cây, im phăng phắc. Bỗng từ xa có tiếng người xì xào bước về phía tôn giả.

Tôn giả khẽ đằng hắng, cả bọn đều dừng lại cách Ngài không xa, tôn giả chú ý nhìn xem họ là ai. Hóa ra đây là một bọn cường đạo vừa đi ăn hàng về, định tụ tập trong khu rừng này chia chác với nhau.

A Na Luật thở dài một tiếng. Nhóm cường đạo biết có người, một tên trong đoàn lên tiếng:

– Các bạn! Chúng ta bị lộ rồi, thiệt xúi quẩy, phải giết ngay tên ấy mới được.

Cả bọn rút phắt dao ra, cầm lăm lăm trên tay sáng ngời. A Na Luật nói lớn:

– Các người muốn giết ta, hãy đến giết đi, nhưng ta chết rồi, mấy người cũng không toàn mạng!

Bọn cướp nghe nói kinh hãi, đưa mắt nhìn nhau, chẳng biết đối phó ra sao. Tên đầu đảng xem xét hồi lâu mới nói:

– Ông là ai? Lại chen vào phá hoại việc làm của chúng ta đêm nay!

A Na Luật trang nghiêm trả lời:

– Ta là Sa Môn đang tịnh tọa tại chỗ này, bảo rằng ta thấy các người làm quấy thì được, còn nói ta phá hoại việc của các người thì không đúng.

– Ông sẽ đi tố cáo chúng ta phải chăng?


– Ta chẳng cần đến quan phủ tố cáo làm gì. Tuy ta không báo cáo các ngươi, quan trên không biết hành động của các ngươi, nhưng nhân quả báo ứng chẳng tha các ngươi bao giờ. Ta xót thương cho các ngươi sau này chịu nhiều quả khổ bi thảm, đáng tiếc thay!

Lời nói từ bi của tôn giả đánh thức lương tâm của bọn cướp, chúng liền vứt khí giới, bỏ lòng hung ác, bản chất thuần thiện hiện bày. Họ cùng sám hối sửa đổi và lãnh thọ lời chỉ dạy của tôn giả, sau đó phát nguyện quy y Phật, thay lòng đổi mặt làm người tử tế.

Sáng hôm sau, A Na Luật bảo bọn cướp đem hết tài sản trả cho dân chúng, những gia đình bị mất cướp đều cảm tạ tôn giả, cũng nguyện quy y Phật, vâng theo lời Phật.

Chỉ có từ bi khoan dung mới có thể cảm hóa được nhân tâm con người. Thay vì đẩy họ đến đường cùng, vị tôn giả đã dùng tấm lòng bao dung mà thay đổi được cả một cuộc đời, đem lại cuộc sống bình yên cho dân chúng!

Phật gia giảng rằng, khi Phật tính vừa xuất hiện sẽ làm chấn động mười phương thế giới, so với vàng còn sáng hơn. Trên đời này không có chuyện gì là lạc lối không thể quay đầu lại mà cũng không có chuyện gì là sai lầm không thể sửa chữa, chỉ cần trong người đó còn có thiện lương, một khi Phật tính xuất ra thì nhất định sẽ có con đường để trở về.
 
Bài viết: "Tấm lòng chân thiện là sức mạnh để cảm hoá lòng người"
Chân Tâm - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tấm lòng chân thiện là sức mạnh để cảm hoá lòng người tam long chan thien la suc manh de cam hoa long nguoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Thi Cảnh trong bạn sẽ thấy yêu đời hơn Ăn nhiều thịt sẽ chết sớm hơn Các món chay Æ tứ nhiếp pháp với sự nghiệp hoằng tịnh xá ngọc nguyên chữ nghiệp trong phật giáo là gì gioi la nen tang con duong thanh tinh dao quanh nhung ngoi chua co va dep nhat ha noi Hương vị mứt Tết miền Nam 03 tư duy và thay đổi 彼岸 お疲れ様のし Mỡ オンライン僧侶派遣 神奈川 sự đóng góp của lý thường kiệt trong xin mưa ba o thôi qua đây 心累的时候 换个角度看世界 Tập Tu 華嚴三聖 微妙莊嚴 Tấm áo Thở đi phật dạy cách sống một đời như bốn lẽ Bài thuốc giảm béo của lương y Ướp nghi thuc hoi huong tieu tru nghiep chuong benh PhÃƒÆ tuoi tre va uoc mo nhìn 4 quy tac tam linh cua nguoi an do phật giáo Để lòng nhẹ nhàng lẽ tin Người Sài Gòn miền Tây thường Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng lợi Nam tieu dạo giå dấu 小人之交甜如蜜 Đạo lan du vầng Tổng