Tấm Lòng Rộng Mở Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày Phần 12 Chương 10 Trạng thái Bồ Tát
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 12: Chương 10: Trạng thái Bồ Tát

Chúng ta cũng suy ngẫm về luật nhân quả, về những hành vi ích kỷ của chúng ta đã dẫn đến những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày .
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING

CHƯƠNG X

TRẠNG THÁI BỒ TÁT
(BODHICITTA)

Chúng ta đã nói về lòng từ bi và đức trầm tĩnh với những phương pháp trau dồi những phương pháp này trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi chúng ta phát huy được lòng từ bi của chúng ta đến một mức độ mà chúng ta cảm thấy rằng mình có trách nhiệm đối với mọi người, chúng ta sẽ cảm thấy phấn khích muốn hoàn thiện bản thân để phục vụ mọi người. Phật giáo gọi khát vọng đạt tới trạng thái đó là "Bồ Tát" (Bodhisattva). Có 2 phương pháp đề đạt được trạng thái này. Thứ nhất, được gọi là "phương pháp nhân quả 7 lần" (sevenfold cause-and-effect method), xoay quanh việc nghĩ về mọi người như là mẹ của mình trong quá khứ. Thứ hai, "đánh đổi bản thân vì mọi người" (exchanging self for others), chúng ta xem mọi người như chính bản thân chúng ta. Cả hai phương pháp được xem như là những bài thực hành, hay mở rộng hướng đi.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN QUẢ BẢY LẦN

(SEVENFOLD CAUSE- AND-EFFECT METHOD)


Nếu chúng ta đã được tái sinh hết lần này đến lần khác, vậy thì rõ ràng là chúng ta đã cần phải có rất nhiều người mẹ để mà sinh ra chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng sự ra đời của chúng ta không bị giới hạn ở phạm vi hành tinh trái đất. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta đã trải qua rất nhiều chu kỳ sống-chết từ rất lâu trước khi hành tinh này tồ tại. Vì vậy những kiếp trước của chúng ta là vô số kể, kiếp trước của những con người tồn tại là những người đã sinh ra chúng ta. Vậy thì, nguyên nhân thúc đẩy tạo ra trạng thái Bồ Tát là nhận thức ra rằng mọi người đã là mẹ của chúng ta trong quá khứ.

Lòng yêu thương –tử tế mà mẹ chúng ta dành cho chúng ta trong kiếp này thật khó mà đền đáp. Mẹ chúng ta đã trãi qua nhiều đêm không ngủ để mà chăm sóc chúng ta khi chúng ta vẫn còn là một đứa bé không tự lo liệu được. Mẹ chúng ta đã cho chúng ta ăn, nuôi nấng chúng ta và sẵn lòng hy sinh mọi thứ kể cả mạng sống của mình để mà cứu lấy chúng ta. Khi chúng ta suy niệm về sự hy sinh và công lao của mẹ chúng ta, chúng ta nên nghĩ rằng tất cả mọi người trong cuộc sống này đã từng đối đãi với chúng ta theo cách đó và mọi người đã từng có một lúc nào đó trong quá khứ bất tận là mẹ của chúng ta và đã đối đãi với chúng ta bằng lòng yêu thương – tử tế vô bờ bến. Suy nghĩ như vậy làm cho chúng ta thêm cảm kích. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy chúng ta đạt tới trạng thái Bồ Tát.

Khi chúng ta hình dung hoàn cảnh sống của những người này, chúng ta phát sinh khao khát giúp họ thay đổi vận số của họ. Đây là nguyên nhân thúc đẩy thứ ba và ngoài ra nó còn hình thành nguyên nhân thúc đẩy thứ tư, một cảm xúc yêu mến tất cả mọi người. Đây chính là động lực lôi cuốn chúng ta về phía mọi người, giống như đứa trẻ cảm thấy lôi cuốn khi trông thấy mẹ của nó. Điều này dẫn chúng ta đến lòng từ bi, đây chính là nguyên nhân thúc đẩy thứ năm. Lòng từ bi là một mong ước tách những người mẹ của chúng ta trong quá khứ ra khỏi hoàn cảnh đáng thương của họ. Ở mức độ từ bi này, chúng ta cũng trải qua lòng yêu thương – tử tế, một mong ước rằng tất cả mọi người đều tìm được niềm hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được mức độ "trách nhiệm" này, chúng ta đi từ mong ước mọi người đều tìm được niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ tới trách nhiệm gánh vác giúp đở mọi người đạt được trạng thái ra khỏi những đau khổ. Đây là nguyên nhân thúc đẩy cuối cùng. Khi chúng ta suy xét cách tốt nhất để giúp đở mọi người, chúng ta đam mê đạt được trạng thái thông suốt hoàn toàn của Cõi Phật (Buddhahood).

Câu hỏi được đặt ra ở đâycũng chính là vấn đề trung tâm của Phật giáo Mahayana: Nếu những người đã đối xử tốt với chúng ta từ trong quá khứ vô tận đang chịu đau khổ, thì làm sao chúng ta có thể đi tìm hạnh phúc cho riêng mình? Tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình mặc kệ những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu là một điều bất hạnh thảm thương. Vậy thì, rõ ràng là chúng ta phải cố gắng giúp đở mọi người thoát ra khỏi đau khổ. Phương pháp này giúp chúng ta nâng cao khát vọng làm được điều đó.

ĐÁNH ĐỔI BẢN THÂN VÌ MỌI NGƯỜI

(EXCHANGING SELF FOR OTHERS)


Phương pháp còn lại để đạt được trạng thái Bồ Tát (Bodhicitta), khát vọng đạt được sự giác ngộ cao nhất vì lợi ích của mọi sinh linh, là "đánh đổi bản thân vì mọi người". Ở phương pháp này, chúng ta thực hiện nhằm nhận ra được rằng chúng ta phụ thuộc vào mọi. Chúng ta suy ngẫm về căn nhà mà chúng ta ở, quần áo mà chúng ta mặc, con đường mà chúng ta đi... đã được tạo ra từ sự lao động vất vả c?a mọi người như thế nào. Họ đã làm rất nhiều công việc để cuối cùng cung cấp cho chúng ta chiếc áo mà chúng ta đang mặc, từ việc gieo trồng hạt giống cây bông cho tới việc dệt vải và may áo. Mẩu bánh mà chúng ta ăn đã được nướng chín bởi một người nào đó. Cây lúa mì đã được gieo trồng bởi một người khác nữa, sau khi tưới nước và làm cho đất màu mỡ, người ta phải gặt hái và xay chúng thành bột. Tiếp theo, chúng được nhồi thành bột dẻo và được nướng chín. Không thể nào kể được hết những người có liên quan đến việc cung cấp cho chúng ta dầu chỉ là một mẩu bánh. Trong nhiều trường hợp, máy móc làm được nhiều công việc; tuy nhiên máy móc đã được phát minh và được sản xuất cũng như được giám sát bởi con người. Thậm chí, mọi đức tính của chúng ta như lòng kiên nhẫn và những ý thức đạo đức khác đều được phát triển phụ thuộc vào mọi người. Thậm chí chúng ta có thể nhận thấy rằng những người gây ra khó khăn cho chúng ta cũng đem đến cho chúng ta những cơ hội để rèn luyện lòng khoan dung. Qua sự suy nghĩ này chúng ta thấy được rằng tất cả mọi thứ chúng ta được hưởng trong cuộc đời này đều phụ thuộc vào mọi người. Chúng ta phải cố gắng phát huy nhận thức này trong đời sống hàng ngày sau những buổi luyện tập thiền định vào lúc sáng sớm của chúng ta. Có rất nhiều ví dụ về sự phụ thụôc của chúng ta vào mọi người. Khi chúng ta nhận ra được chúng, ý thức về trách nhiệm của chúng ta đối với mọi người tăng lên và khát vọng đền đáp lại sự tử tế của mọi người cũng tăng lên.

Chúng ta cũng suy ngẫm về luật nhân quả, về những hành vi ích kỷ của chúng ta đã dẫn đến những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày . Khi chúng ta xem xét hoàn cảnh của mình, chúng ta nhận thấy cách cư xử ngạo mạn ích kỷ của chúng ta vô nghĩa biết bao, những hành vi vị tha giúp đỡ mọi người mới đúng là cách cư xử hợp lý nhất. Một lần nữa, điều này đã làm cho chúng ta có được những hành vi cao thượng: tham gia luyện tập những phương pháp nhằm đạt được trạng thái của Cõi Phật (Buddhahood) nhằm giúp đỡ tất cả mọi người.

Khi áp dụng phương pháp "đánh đổi bản thân vì mọi người", chúng ta cũng phải rèn luện , phát huy lòng kiên nhẫn, bởi vì một trong số những chướng ngại chính ngăn cản sự phát triển và gia tăng lòng từ bi và trạng thái Bồ Tát là thiếu lòng kiên nhẫn và đức khoan dung.

Cho dù chúng ta có dùng phương pháp nào để phát triển trạng thái Bố Tát, chúng ta cũng phải trung thành và trau dồi khát vọng cao cả này hàng ngày qua việc thiền định trang nghiêm và cả trong đời sống hàng ngày. Chúng ta phải thực hiện việc luyện tập siêng năng để giảm thiểu bản năng ích kỷ và thay thế vào đó là một bản năng cao thượng của lý tưởng Bồ Tát . Đầu tiên chúng ta phải phát triển một tri giác mạnh mẽ về đức trầm tỉnh – thái độ cảm thông không thiên vị đối với tất cả mọi người, đồng thời phải liên tục cố gắng giảm thiểu những khuynh hướng gây trở ngại cho khát vọng cao cả của mình.

Trong khi chúng ta làm việc để trau dồi khát vọng cao thượng về trạng thái Bồ Tát, nhiều trở ngại sẽ xuất hiện. Những cảm xúc như lòng lưu luyến và sự chống đối sẽ xuất hiện và phá hoại nỗ lực của chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình bị lôi cuốn bởi những thói quen của bản thân, những thói quen như xem ti vi hoặc thăm viếng bạn bè sẽ kéo chúng ta xa dần mục tiêu cao cả mà chúng ta đang theo đuổi. Chúng ta cần phải cố gắng vượt qua những cảm xúc như vậy bằng cách sử dụng những phương pháp thiền định được mô tả trong sách này. Sau đây là những bước mà chúng ta phải làm theo. Trước tiên chúng ta phải nhận ra được những cảm xúc đau khổ và những thói quen xấu của chúng ta, chúng ta suy xét , chứng minh xem bản thân có lưu luyến hay không rồi mới tiếp tục suy xét về những bản chất có hại của nó. Sau đó chúng ta phải áp dụng những biện pháp kháng cự phù hợp và quyết tâm không đam mê những cảm xúc như vậy nữa. Chúng ta phải cố luôn giữ vững sự tập trung vào mục tiêu mà mình đang theo đuổi.

Chúng ta đã khảo sát tỉ mỉ những phương pháp để mở rộng tấm lòng. Lòng từ bi là bản chất của một tấm lòng rộng mở và phải được trau dồi xuyên suốt cuộc hành trình tâm hồn của chúng ta. Đức trầm tĩnh (equanimity) tiêu diệt những định kiến của chúng ta về mọi người và gia tăng lòng vị tha của chúng ta đối với mọi người. Trạng thái Bồ Tát là mục tiêu theo đuổi của chúng ta nhằm giúp đỡ mọi người. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu những phương pháp để chúng ta phát triển sự tập trung cần thiết nhằm trau dồi mọi khía cạnh trong việc luyện tập sự thông suốt(wisdom).
 

Về Menu

tấm lòng rộng mở luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày phần 12: chương 10: trạng thái bồ tát tam long rong mo luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay phan 12 chuong 10 trang thai bo tat

hai quên Tầm 评价孩子表现简短话 phà Æt lÃm vo chong 日本的墓所 生日祝福语 激安仏壇店 thử ศ ล5ข อ an chay æ ªæµœ å åœ å åœ cáºi นะโมพ ทธายะ 涅槃御和讃 士用果 mình 心经 海神社 石柱の補修寄付のおねがい 长寿和尚 æŽåƒ giÙ Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây Vận động viên cử tạ ăn chay tại phà 人生是 旅程 風景 ï¾ å æˆåšæ æ Æå ç½ åˆ¹å ³ 供灯的功德 这次不再错过的作文题目开头 大学生贫困证明 to su ด หน ง æ æž é Œçš æ äº ve Trà hương trà hoa kính sử 净宗阿弥陀经讲经视频 證嚴上人第一位人文真善美 y nghia ngay phat dan xuÃ Æ 僧伽吒經四偈繁體注音 tất 般若波罗蜜多心经繁体 Chuyện 佛教极乐世界指什么 Thiền định giúp kiểm soát đường