Tấm Lòng Rộng Mở Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày Phần 14 Chương 12 Chín giai đoạn của việc thiền định duy trì điềm tĩnh
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 14: Chương 12: Chín giai đoạn của việc thiền định duy trì điềm tĩnh

Cho dù bạn có thiền định với đối tượng nào hoặc là một phẩm chất của tâm hồn hoặc là một bức ảnh của Đức Phật, thì bạn cũng phải trải qua 9 giai đoạn trong quá trình phát triển "duy trì điềm tĩnh".  
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING

CHƯƠNG XII

CHÍN GIAI ĐOẠN CỦA VIỆC THIỀN ĐỊNH DUY TRÌ ĐIỀM TĨNH
(THE NINE STAGES OF CALM-ABIDING MEDITATION)


GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT

Giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc đặt tâmtrí vào đối tượng thiền định. Giai đoạn này được gọi là "sự sắp đặt"(placement). Ở giai đoạn này, bạn gặp khó khăn trong việc giữ tập trung vào đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn và sự sao lãng ngày càng gia tăng. Bạn thường bị tách khỏi đối, đôi khi quên hẳn đối tượng. Phần lớn thời gian bạn suy nghĩ về những vấn đề khác và bạn phải nổ lực lắm mới có thể đưa tâm trí của mình quay về với đối tượng.

GIAI ĐOẠN THỨ HAI

Khi bạn có khả năng duy trì được sự tập trung của mình vào đối tượng mà bạn đã chọn lựa trong khoảng thời gian vài phút, điều đó có nghĩa là bạn đã bước sang giai đoạn thứ hai. Giai đoạn này được gọi là "liên tục sắp đặt" (continual placement). Sự sao lãng của bạn vẫn còn lớn hơn sự tập trung của bạn rất nhiều nhưng bạn thật sự đã trải qua những giây phút tập trung tinh thần.

GIAI ĐOẠN THỨ BA

Cuối cùng bạn cũng có được khả năng kềm chế tâm trí của mình ngay lập tức mỗi khi nó trở nên sao lãng và tái lập tiêu điểm tập trung của tâm trí. Đây là giai đoạn thứ ba của việc luyện tập, có tên là "đặt lại vào vị trí" (re-placement).

GIAI ĐOẠN THỨ TƯ

Ở giai đoạn thứ tư, được gọi là "sắp đặt chặt chẽ" (close-placement), bạn đã phát huy được sự lưu tâm đến một mức độ mà bạn không đánh mất sự tập trung của mình lên đối tượng.

Tuy nhiên, đây là lúc bạn bị lôi cuốn bởi sự kích động và phân tán sao lãng mạnh mẽ. Biện pháp kháng cự chủ yếu của bạn là sự sáng suốt (awareness) nhận biết được rằng mình đang trải qua sự lôi cuốn đó. Lúc này, có một nguy cơ là những hình thức phân tán sao lãng tinh vi hơn có thể xuất hiện.

GIAI ĐOẠN THỨ NĂM

Giai đoạn thứ năm là "rèn luyện" (disciplining). Ở giai đoạn này, sự tĩnh tâm được ứng dụng để nhận ra những hình thức phân tán sao lãng tinh vi của tâm trí. Một lần nữa, biện pháp kháng cự của bạn là sự sáng suốt nhận biết được những phân tán sao lãng tinh vi đó.

GIAI ĐOẠN THỨ SÁU

Ở giai đoạn thứ sáu là "bình yên" (pacification), những phân tán sao lãng tinh vi không còn xuất hiện nữa. Điều quan trọng là bạn phải áp dụng những biện pháp đối kháng thích hợp cho sự kích động. Sự tĩnh tâm của bạn phải mạnh mẽ hơn khi những trở ngại này mạnh mẽ lên.

GIAI ĐOẠN THỨ BẢY

Qua nỗ lực phối hợp liên tục, bạn có thể giữ cho những hình thức sao lãng kích thích tinh vi đó không còn xuất hiện nữa, tâm trí của bạn không còn cần phải cẩn thận quá mức. Lúc này bạn đã đạt tới giai đoạn thứ bảy, "hoàn toàn bình yên" (throughout pacification).

GIAI ĐOẠN THỨ TÁM

Với những nổ lực ban đầu, khi bạn có thể đặt tâm trí của mình vào đối tượng, bạn có thể giữ tập trung mà không hề mảy may sao lãng hay bị kích động, bạn đã đạt tới giai đoạn thứ tám "tập trung" (single-pointed).

GIAI ĐOẠN THỨ CHÍN

Giai đoạn thứ chín, "yên định" (balanced placement), là khi bạn có thể giữ tâm trí mình tập trung vào đối tượng mà không cần phải cố gắng một chút nào cả, trong một khoảng thời gian mà bạn mong muốn. Bạn sẽ đạt được "trầm tĩnh thật sự" (true calm abiding) sau khi bạn đạt được giai đoạn thứ chín này bằng cách tiếp tục thiền định tập trung vào tiêu điểm cho tới khi bạn có thể dễ dàng uốn nắn tâm hồn và thể xác của mình.

Đ iều quan trọng là bạn phải giữ được sự cân bằng giữa việc luyện tập hàng ngày và việc phân tích. Nếu bạn đầu tư quá nhiều vào việc rèn luyện tập trung vào một đối tượng nhất định, khà năng phân tích của bạn có thể bị suy kiệt. Ngược lại, nếu bạn quan tâm quá mức vào việc phân tích, bạn có thể huỷ hoại khả năng giữ vững tập trung vào đối tượng trong khoảng thời gian dài. Bạn phải cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa việc áp dụng "duy trì điềm tĩnh" "phân tích".
 

Về Menu

tấm lòng rộng mở luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày phần 14: chương 12: chín giai đoạn của việc thiền định duy trì điềm tĩnh tam long rong mo luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay phan 14 chuong 12 chin giai doan cua viec thien dinh d

乃父之風 sÃ Æ c nha lời nhắn nhủ của đức dalai lama gửi ban phai biet thang nam lam dieu cau chuyen ve chang thanh nien phap sang viet nam cúng dường nào có công đức lớn nhất Kim cac y kien tan man ve viet hoa nghi thuc tung niem lam the nao de co mot doi song tai gia an vui hanh Chữ Hiếu viết như thế nào Để rau luộc luôn xanh Lý giải những cái hắt hơi người thầy dạy búp bê than Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Long những giá trị to lớn của niềm tin 5 công dụng tuyệt vời của dầu dừa Thực hiện bộ phim tư liệu về cuộc Một người lái đò một người Nguy hại của mất ngủ î ï hanh tieu su hoa thuong thich hue hung Bổ sung vitamin B có tốt cho trí 26 Phật giáo Chùa Quan Âm Kon Tum hoc cach gieo nhan lanh de cuoc song tot dep Chùa Quan Âm Kon Tum Ùc báo cáo kết quả tu tập của khóa tu mùa nguyen Ăn thế nào để ngăn ngừa suy nhược Phát hiện cách làm giảm di căn tế đức đạt lai lạt ma khuyến khích ăn nhan via duc bo tat quan the am 19 Nguy cơ bệnh tim mạch từ thức uống hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng giÒi Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh Già sÃÆ bat nhi niem vui khong nguyen nhan Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ ceo