Vọng ngữ tức nói sai sự thật, nói thô ác, nói thị phi chia rẽ, nói xu nịnh để người khác xiêu lòng nhằm tư lợi là căn bệnh cố hữu của chúng sinh Có thể nói, trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau do lời nói thiếu trách nhiệm m
Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày

Vọng ngữ tức nói sai sự thật, nói thô ác, nói thị phi chia rẽ, nói xu nịnh để người khác xiêu lòng nhằm tư lợi là căn bệnh cố hữu của chúng sinh. Có thể nói, trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau do lời nói thiếu trách nhiệm mang đến nhiều hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đúc kết "mọi tai họa từ miệng mà ra", lời nói như "búa nằm trong miệng" còn nguy hơn cả gươm đao.
 
Trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau do lời nói thiếu trách nhiệm mang đến nhiều hơn cả
Sở dĩ người ta phạm lỗi nhiều về lời nói vì nó không sâu kín riêng tây như ý nghĩ (ý nghiệp) mà cũng không quá thô tháo như động chân tay (thân nghiệp) nên "binh khí miệng lưỡi" là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Nói một câu mà đối phương phải đau đầu. Nói xỏ xiên, ví von khiến người ta nát óc, mất ăn mất ngủ. Buông một lời mà như "một mũi tên bắn trúng hai đích", gây mất đoàn kết, ly gián nhau. Thậm chí một lời thốt ra khiến người ta phải mất mạng. Thế nên Đức Phật luôn cảnh tỉnh hàng đệ tử khéo tu cái miệng, chuyển hóa khẩu nghiệp cho thiện lành nếu không sẽ rơi vào ba đường ác, chịu quả báo khổ đau.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành nhiều rồi thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong loài Người thì hơi miệng hôi thối, làm người chán ghét, như là vọng ngữ. Này các Tỳ-kheo, nếu có người nói dối, nói thêu dệt, cãi lẫy thị phi, liền đọa trong súc sanh, ngạ quỷ. Vì sao thế? Vì nói dối vậy. Thế nên hãy chí thành, không được vọng ngữ. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

 
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm14.Ngũ giới, 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.188)

 
Dĩ nhiên người học Phật nào cũng thấy giá trị của việc nói thật và mong muốn được thể hiện chánh ngữ trong đời sống hàng ngày. Nhưng kiểm soát và làm chủ lời nói là điều không dễ. Chúng ta thường nói theo các cung bậc cảm xúc vui buồn thương giận trong ta, nói theo sự sai khiến của tham lam, hờn giận và si mê. Nên mỗi ngày, chính mình đã mang "gươm đao" uy hiếp người thân và mọi người đồng thời chính mình cũng gánh chịu lại mọi loại "rác rưởi" từ người khác.

Để thực hành chánh ngữ, việc đầu tiên chúng ta phải ý thức được rằng, vọng ngữ mang lại khổ đau trong hiện tại, tương lai chịu quả báo trong ba đường ác. Kế đến là dặn lòng thành thật. Dẫu biết rằng, nói thật là điều không dễ.

Đôi khi chánh ngữ cần được vận dụng một cách linh hoạt thành khéo nói; nói sao mà lợi mình và lợi người. Việc phát ngôn tuy nhanh chóng nhưng kỳ thực nó là một tiến trình. Cội nguồn của ngôn ngữ lưu xuất từ trong tâm ý. Những ai có thực tập chánh niệm, "trước khi nói uốn lưỡi bảy lần" thì người này có khả năng kiểm soát lời nói, nhờ vậy mà tránh được những phát ngôn vụng về.

Một lời nói ra nhanh như tên bắn, không thể thâu lại được. Như bát nước đầy đổ ra đất không thể hốt lại được. Nên hãy tự học nói lời chân thật, nói lời xây dựng, nói lời yêu thương, nói lời tử tế. Nói chậm, nói ít và nói đúng để gieo trồng hạt giống chánh ngữ mỗi ngày.

Luôn suy nghiệm về lời nói của mình, vì sao ta nói chẳng ai tin, không mấy người để ý, ta chẳng thuyết phục được ai, mở lời thì họ quay lưng? Rõ ràng, ta thiếu phước về lời nói do trước đó không thực hành chánh ngữ. Thế nên người học Phật cần ý thức rõ về khẩu nghiệp, cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình, ‘nói như hoa mà không nói như phân’ để thêm vui bớt khổ.
 
Bài viết: "Tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày"
Quảng Tánh -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tầm quan trọng của chánh ngữ trong đời sống hàng ngày tam quan trong cua chanh ngu trong doi song hang ngay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA イス坐禅のすすめ bà n dương văn hội người bảo vệ kinh Tự tại hơn để từ bi hơn cần phải nhớ dù có những khi nông nổi 加持 Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt hòa thượng thích thiện chơn 1914 法事案内 テンプレート Trổ tài với món chay ส วรรณสามชาดก りんの音色 元代 僧人 功德碑 loại trừ những thói hư tật xấu họa 梁皇忏法事 市町村別寺院数順位 cảm nhận phật đản hạt cơm này con xin dâng mẹ Bí mật của tách trà ngon Tái 別五時 是針 åº Ã Æ Thiên thời với sức khỏe 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 ón Vitamin D giúp ngăn ngừa ung thư オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ vị bác sĩ thay đổi quan niệm về thiền lùi một bước để thấy đời an vui 忍四 thien va yeu cha ơi con thèm được một lần nghe 霊園 横浜 tham luan tai dai hoi dai bieu phat giao toan quoc Thể chùa diệu đế o day อ ตาต จอส tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay Bổ sung vitamin E qua thực phẩm 皈依是什么意思 su kien quan trong nhat cuoc long tu bi va van de cong ly Dễ vÃÆ than chu dai bi vien ngoc cua nguoi cung tu vet Xin lỗi hoa Quỳnh đại bạnh Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc