Hôm qua, 25 10, tại số 6 Ngõ Huế Hà Nội , Công ty Sáng tạo An Ngọc và Nhà hàng chay Thiện Phát ra mắt
Tâm sen: Bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo

Hôm qua, 25-10, tại số 6 Ngõ Huế (Hà Nội), Công ty Sáng tạo An Ngọc và Nhà hàng chay Thiện Phát ra mắt “Thương hiệu Trang phục Phật tử - Thiện Phát Design”. Trình diễn các mẫu trang phục Phật tử nữ
 
Tại đây, 50 mẫu trang phục dành cho Phật tử, gồm 40 mẫu trang phục nữ và 10 mẫu trang phục nam đã được các người mẫu trình diễn rất ấn tượng. Chương trình được dẫn bởi MC - Á hậu Thụy Vân.

Bộ sưu tập với tên gọi “Tim sen”, được nhà thiết kế gửi đến mỗi người Phật tử mang thông điệp: mong mỗi Phật tử khoác lên mình bộ trang phục này nhất tâm hướng đạo hơn.

Bộ sưu tập sử dụng và phối trộn các màu sắc: ghi lam, nâu sồng, vàng mơ. Thiện Phát Design cũng sử dụng đa dạng chất liệu: chất lanh, lụa mượt mát đến chất thô, đũi mềm mại được kết hợp thêm với voan, ren - làm bộ trang phục thêm tinh tế, sáng tạo.

Ông Lưu Ngọc Đức, Ủy viên Ban chấp hành Hội di sản Văn hóa Thăng Long nhận xét: “Trên những mẫu áo này thể hiện sự phong phú về mẫu, nhưng vẫn mang tính truyền thống tâm linh, hài hòa giữa đạo đời. Trong đạo Phật không dùng màu sắc lòe loẹt. Những màu được các Tổ ngày xưa gọi là “hoại sắc phục”, tức là các màu trầm xuống, không có sự pha tạp lẫn lộn ngũ sắc của đời thường”.

Trên cơ sở những hoại sắc phục ấy, ông Đức cho rằng, nhà hàng Thiện Phát đã tạo ra các mẫu áo cho Phật tử mặc vừa giản dị, lại rất gần với cuộc sống đời thường của con người, thể hiện được sự phóng khoáng của thiên địa với 3 màu: nâu, vàng, lam. Các màu đó đều nằm trong hàng hoại sắc phục.

Còn nhà thiết kế Kim Ngọc - người sáng tạo bộ sưu tập “Tim sen” chia sẻ: “Các cửa hàng trang phục Phật tử hiện nay đa số đều là du nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nơi khác; mà mỗi đất nước đều có văn hóa đặc trưng, màu sắc khác nhau nên tôi muốn tạo ra sản phẩm đúng chất Việt Nam, của người Việt Nam”.

Nhà thiết kế Kim Ngọc bày tỏ thêm, rằng hiện nay Giáo hội đang xây dựng quy chuẩn y phục, sắc phục của các Tăng Ni, chứ chưa làm quy chuẩn cho trang phục Phật tử. Thiện Phát chưa bao giờ dùng từ “thời trang Phật tử”, mà luôn dùng từ “trang phục Phật tử”, vì mang tính chất trang nghiêm.
 

Phật tử nam cũng có nhiều mẫu trang phục được thiết kế tinh tế

Á hậu Tú Anh, một trong những người mẫu tham gia trình diễn trang phục “Tim sen” chia sẻ: “Đây không phải lần đầu tiên được mặc bộ trang phục Phật tử, nhưng mặc bộ trang phục này tôi thấy nhẹ nhõm, nhã nhặn và thanh lịch”.
Nói về chính mình, bà Nguyễn Như Mai, Giám đốc Công ty Sáng tạo An Ngọc cho hay: "Thương hiệu trang phục Phật tử Thiện Phát ra đời bắt nguồn từ mong muốn lưu giữ và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của đạo Phật - đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt...”.
 
Bài viết: "Tâm sen: Bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo"
Chu Minh Khôi - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tâm sen: bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo tam sen bo trang phuc ?mang thong diep nhat tam huong dao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tưởng niệm Thánh tử đạo Đào Thị sự cường thịnh của một quốc gia theo 生前墓 nguoi thay dau tien 8 điều dễ và khó của kiếp người 次第花开的作者 9 điều cần biết về thuốc chống suy xin đừng hời hợt với cuộc đời Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn tn đạo phật siêu nhiên xin dành ba phút để suy ngẫm một câu Quảng Nam Tưởng niệm lần thứ 264 Tổ ngũ kinh phạm võng bồ tát giới giảng lược minh niệm 天地八陽神咒經 詞典 水天需 tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái từ thí vô giá hội đến thủy lục pháp tâm tánh thi hóa qua điệp khúc 20 chữ 茶湯料とは ส งขต tây phương đã tiếp nhận đạo phật 不空羂索心咒梵文 giÃ Æ Hồi quang phản chiếu tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh 激安仏壇店 sự thật thứ nhất tiếp theo 禅诗精选 長谷寺 僧堂安居者募集 佛法怎样面对痛苦 放下凡夫心 故事 tvtl sùng phúc khai giảng sinh hoạt hè ブッダの教えポスター thức tỉnh khi đọc bức thư của chàng 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo 五痛五燒意思 饿鬼 描写 盂蘭盆会 応慶寺 การกล าวว ทยาน thái độ sai lầm của phật tử việt nam 僧人心態 già hạnh phúc thật sự của người tiêu trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn trung quốc chùa cổ lưu giữ xương sọ co hay khong mot tinh yeu chan that thơ mặc giang từ bài số 1331 đến số