Hôm qua, 25 10, tại số 6 Ngõ Huế Hà Nội , Công ty Sáng tạo An Ngọc và Nhà hàng chay Thiện Phát ra mắt
Tâm sen: Bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo

Hôm qua, 25-10, tại số 6 Ngõ Huế (Hà Nội), Công ty Sáng tạo An Ngọc và Nhà hàng chay Thiện Phát ra mắt “Thương hiệu Trang phục Phật tử - Thiện Phát Design”. Trình diễn các mẫu trang phục Phật tử nữ
 
Tại đây, 50 mẫu trang phục dành cho Phật tử, gồm 40 mẫu trang phục nữ và 10 mẫu trang phục nam đã được các người mẫu trình diễn rất ấn tượng. Chương trình được dẫn bởi MC - Á hậu Thụy Vân.

Bộ sưu tập với tên gọi “Tim sen”, được nhà thiết kế gửi đến mỗi người Phật tử mang thông điệp: mong mỗi Phật tử khoác lên mình bộ trang phục này nhất tâm hướng đạo hơn.

Bộ sưu tập sử dụng và phối trộn các màu sắc: ghi lam, nâu sồng, vàng mơ. Thiện Phát Design cũng sử dụng đa dạng chất liệu: chất lanh, lụa mượt mát đến chất thô, đũi mềm mại được kết hợp thêm với voan, ren - làm bộ trang phục thêm tinh tế, sáng tạo.

Ông Lưu Ngọc Đức, Ủy viên Ban chấp hành Hội di sản Văn hóa Thăng Long nhận xét: “Trên những mẫu áo này thể hiện sự phong phú về mẫu, nhưng vẫn mang tính truyền thống tâm linh, hài hòa giữa đạo đời. Trong đạo Phật không dùng màu sắc lòe loẹt. Những màu được các Tổ ngày xưa gọi là “hoại sắc phục”, tức là các màu trầm xuống, không có sự pha tạp lẫn lộn ngũ sắc của đời thường”.

Trên cơ sở những hoại sắc phục ấy, ông Đức cho rằng, nhà hàng Thiện Phát đã tạo ra các mẫu áo cho Phật tử mặc vừa giản dị, lại rất gần với cuộc sống đời thường của con người, thể hiện được sự phóng khoáng của thiên địa với 3 màu: nâu, vàng, lam. Các màu đó đều nằm trong hàng hoại sắc phục.

Còn nhà thiết kế Kim Ngọc - người sáng tạo bộ sưu tập “Tim sen” chia sẻ: “Các cửa hàng trang phục Phật tử hiện nay đa số đều là du nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nơi khác; mà mỗi đất nước đều có văn hóa đặc trưng, màu sắc khác nhau nên tôi muốn tạo ra sản phẩm đúng chất Việt Nam, của người Việt Nam”.

Nhà thiết kế Kim Ngọc bày tỏ thêm, rằng hiện nay Giáo hội đang xây dựng quy chuẩn y phục, sắc phục của các Tăng Ni, chứ chưa làm quy chuẩn cho trang phục Phật tử. Thiện Phát chưa bao giờ dùng từ “thời trang Phật tử”, mà luôn dùng từ “trang phục Phật tử”, vì mang tính chất trang nghiêm.
 

Phật tử nam cũng có nhiều mẫu trang phục được thiết kế tinh tế

Á hậu Tú Anh, một trong những người mẫu tham gia trình diễn trang phục “Tim sen” chia sẻ: “Đây không phải lần đầu tiên được mặc bộ trang phục Phật tử, nhưng mặc bộ trang phục này tôi thấy nhẹ nhõm, nhã nhặn và thanh lịch”.
Nói về chính mình, bà Nguyễn Như Mai, Giám đốc Công ty Sáng tạo An Ngọc cho hay: "Thương hiệu trang phục Phật tử Thiện Phát ra đời bắt nguồn từ mong muốn lưu giữ và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của đạo Phật - đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt...”.
 
Bài viết: "Tâm sen: Bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo"
Chu Minh Khôi - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tâm sen: bộ trang phục mang thông điệp nhất tâm hướng đạo tam sen bo trang phuc ?mang thong diep nhat tam huong dao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

äºŒä ƒæ Ngày của mẹ さいたま市 氷川神社 七五三 Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư vú ส วรรณสามชาดก 一日善缘 Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ 梁皇忏法事 Lắng nghe thời gian trôi cổ 佛经讲 男女欲望 墓 購入 อธ ษฐานบารม 五観の偈 曹洞宗 Mùa Vu lan đi ăn cỗ chay chùa Phụng Đại sư Giám Chân và chuyến hoằng pháp 文殊 別五時 是針 忍四 鎌倉市 霊園 元代 僧人 功德碑 ประสบแต ความด ไๆาา แากกา 色登寺供养 随喜 市町村別寺院数 boi toan va nhung dieu can biet 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi bo tat ai thay cung vui Món chay mùa Vu Lan tại Seoul Garden tam su cua mot bac sy bi ung thu truoc khi qua doi cà n Đóa hoa Phật pháp 曹洞宗総合研究センター Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng Bà Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng Lặng 皈依是什么意思 Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo 20 dieu dai tu duong trong doi Trần Nhân Tông Sở đắc giải Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung 供灯的功德 천태종 대구동대사 도산스님 Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan Xôi đường hương vị quê hương tiểu đường do vi khuẩn đường ruột Đậu nành làm ung thư vú phát triển ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất 佛法怎样面对痛苦 truyen gioi bo tat vo sanh phap nhan tai to dinh Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam