Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như bổn lai diện mục như lai tạng pháp thân thật tướng chân như tự tánh bổn thể chân tâm bát nhã thiền
Tâm và Tánh

Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như "bổn lai diện mục" "như lai tạng" " pháp thân" "thật tướng" "chân như" "tự tánh" "bổn thể" " chân tâm" " bát nhã" " thiền"...  

Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: " Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: " tâm và tánh khác nhau thế nào"?

Thiền sư trả lời: " lúc mê có khác, khi ngộ thì không".

Vị học tăng lại hỏi tiếp: "trong kinh nói rằng: Phật tính thì thường mà tâm thì vô thường, vì sao Ngài nói không có khác biệt"?

Thiền sư đưa ra ví dụ để giải thích cho học tăng như sau: "ngươi chỉ dựa vào ngữ mà không y vào nghĩa, ví như khi lạnh thì nước kết thành băng, khi ấm lên thì băng tan thành nước; lúc mê thì tánh kết thành tâm, lúc ngộ thì tâm tan thành tánh, tâm tánh vốn đồng, do mê ngộ mà có khác biệt". Vị học tăng nhân đó mà liễu ngộ.

Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như "bổn lai diện mục" "như lai tạng" " pháp thân" "thật tướng" "chân như" "tự tánh" "bổn thể" " chân tâm" " bát nhã" " thiền"... Đó cũng chỉ là nhiều phương pháp, dùng nhiều từ để chúng ta nhận thức chính mình. Mê ngộ tuy có khác, bổn tánh vẫn không khác.

Như vàng thì chỉ có một nhưng chế tạo thành nhiều thứ khác nhau như bông tai, nhẫn, dây chuyền...các món đồ này có tên gọi khác nhau nhưng thể của nó cũng chỉ là vàng mà thôi. Cũng vậy Tâm và Tánh tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ bản thể của chúng ta.
 

 

 

Về Menu

tâm và tánh tam va tanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ä ç Œæ æª Co Ăn uống thế nào để khỏe mạnh ÐÑÑ 华藏净宗弘化网 中曽根坐禅传奇 suy ngẫm về sự thách thức của giáo bên 菩提 ä½ æ 八吉祥 曹洞宗 長尾武士 bình 加持 持咒 出冷汗 怎么面对自己曾经犯下的错误 vi 寺院 般若心経 読み方 区切り khổ đau và 人生是 旅程 風景 gßi ï¾ ï½½ 能令增长大悲心故出自哪里 人鬼和 vi sao nghich canh khong phai la bat hanh 一念心性 是 지장보살본원경 원문 陀羅尼被 大型印花 Pháp 佛陀会有情绪波动吗 佛教名词 Học Dăm 唐朝的慧能大师 xin que dau nam ห พะ 五痛五燒意思 ï¾ï½ Hoa hôn nhân và đồng tính Ñ 加持成佛 是 所住而生其心 否卦 ภะ hoc phat