Mười hai giờkhuya… đường phốvắng lặng. Mưa mâylất phất lẫn trong sương mù. Mưa nhỏ mà rỉ rả thấm lâu. Lúc này ai nấy đều ướt dầm mệt lã, nhưng lòng thư thả nhẹ nhõm. Những dây cờ vừa giăng xong; Mấy dãy đèn lồng nhấp nháy ánh điện dưới hàng cây kiểng. Công việc trang trí phía lễ đài cũng hoàn tất. Hình ảnh Đức Phật đản sanh ẩn hiện rõ nét trên nền trời mưa bay tịch mịch.

Tản mạn : Ngày Phật Đản sanh

Lễ đài Phật đản Phật giáo TP Đà Nẳng
Mười hai giờ  khuya… đường phố  vắng lặng. Mưa mây  lất phất lẫn trong sương mù. Mưa nhỏ mà rỉ rả thấm lâu. Lúc này ai nấy đều ướt dầm mệt lã, nhưng lòng thư thả nhẹ nhõm. Những dây cờ vừa giăng xong; Mấy dãy đèn lồng nhấp nháy ánh điện dưới hàng cây kiểng. Công việc trang trí phía lễ đài cũng hoàn tất. Hình ảnh Đức Phật đản sanh ẩn hiện rõ nét trên nền trời mưa bay tịch mịch. 

Từ đầu tháng Tư âm lịch, những ngôi chùa trong thành phố đều chuẩn bị đầy đủ từ băng rôn cờ hoa đèn đuốc, cho đến các vật dụng trần thiết lễ đài để tôn tượng Đức Phật đản sanh… Nếu có dịp đi ngang qua chùa Kim Sơn, đường Phan Xích Long-Phú Nhuận, bạn sẽ chứng kiến một công trình hoành tráng dành cho ngày lễ trọng đại này. Trụ trì chùa là Sư cô Lệ Thuận, người luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo mới lạ, cùng với đôi tay khéo léo tài hoa của Sư cô Quảng Nhật và sự miệt mài năng động của Ni chúng. Bấy nhiêu người nhiệt tình đó đã tạo ra một khoảng không gian đa dạng sắc màu, rực rỡ đèn hoa cúng dường ngày Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2008.

Trước mặt chùa có trụ điện cao thế đi qua, có con lương ngăn đường rộng như công viên trồng nhiều cây xanh cỏ dại, có hai hàng cau kiểng hình thành một cảnh quan môi trường thông thoáng và cũng thật lý tưởng cho việc giăng cờ treo đèn. Chùa trưng dụng khoảng trống quanh trụ điện để kiến tạo một lễ đài vừa cao lớn uy nghiêm vừa lộng lẫy bề thế. Lễ đài dựng trên bục gỗ cao xoay mặt ra bốn hướng. Mỗi hướng thể hiện một bức tranh lớn, khắc họa lại cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca từ lúc sơ sanh trong vườn Lâm Tỳ Ni, rồi đến các giai đoạn đi xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn. Những hình ảnh tái hiện vốn rất gần gũi trong tâm tưởng người con Phật, bây giờ càng trở nên sinh động thiết thực. Đây cũng ngầm nói lên ý nghĩa về ngày Lễ Vesak Tam hợp, một ngày lễ được cả thế giới tôn vinh, đón nhận. 

Trong suốt nhiều ngày, người qua lại trên đường đều nhẹ bước ngước nhìn cảnh sắc yên bình đạo vị ở ngay tầm mắt. Đi dưới những dây cờ rợp bóng, ta có cảm giác như đang tới miền đất Phật xa xôi. Chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng đủ sắc màu dưới hàng cau kiểng, lại ngỡ mình vừa tìm đến khu vườn Phật đản sanh năm nào. Những chiếc đèn lồng đơn giản do quý cô ở chùa làm với vật dụng rẻ tiền mà rất xinh đẹp, bắt mắt. Khu lễ đài cao lớn nhưng không quá cầu kỳ, tạo ấn tượng sâu xa bởi tính cách tôn nghiêm và trang trọng. Từ cổng tam quan lên chánh điện lầu ba, khắp nơi đều giăng cờ hoa trang nghiêm cúng Phật… Mỗi ngôi nhà bên đường cũng có một lá cờ lớn treo trước cửa. Chỉ vài hôm nữa thôi, mọi người sẽ chứng kiến một ngày Lễ Phật đản mang tính lịch sử hiện đại ở ngay trong khu phố của mình.   

Sáng mùng tám Phật tử trở về chùa đông hơn hẳn. Lễ tắm Phật diễn ra theo nghi thức truyền thống hàng năm. Nhưng năm nay Phật tử chùa Kim Sơn được đi kinh hành ba vòng quanh lễ đài. Làm lễ xong thì trời đổ mưa. Mọi người nói vui: “Thật là mầu nhiệm. Mình làm lễ xong, trời mới mưa” đến chiều tối mưa lớn hơn và gió càng dữ dội. Chúng tôi đứng trên chánh điện nhìn qua khu vườn cây kiểng. Những hàng cau run rẩy gồng mình hứng chịu mỗi đợt gió mạnh thổi qua. Nhiều dây cờ không chịu nổi sức gió, vuột ra bay thẳng xuống mặt đường sũng nước. Quanh khán đài cũng xơ xác không kém… Những dây cờ đứt rời. Mấy khung hình rồng bằng mút trang trí quanh bục gỗ bị gió hất văng ra đường vụn nát. Cả khu vườn đầy cờ phướn mới hôm qua còn rực rỡ dưới ánh đèn, giờ rũ mình co cụm dưới cơn mưa. Một Ni cô đi học ngang qua, cúi nhặt mấy lá cờ vương vãi dưới đất. Trên đường mưa vẫn rơi. Và ngày Phật đản đang đến gần.

Sáng sớm hôm sau, vừa thức chúng quý cô đã bắt tay sửa sang lại những nơi bị hư hại. Người lo kẻ chữ khắc rồng. Người lo may cờ giăng dây... Mưa gió còn đó, nhưng niềm tin về một ngày Phật đản an lành luôn thúc giục mọi người hăng say làm việc. Có ai đó khẽ buông lời thương cảm: “Đại lễ Phật đản LHQ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Vậy mà mình không thể hưởng niềm vui trọn vẹn. Đất nước Myanmar vừa bị cơn bão Nargis tàn phá cướp đi cả trăm ngàn sinh mạng. Rồi mới đây Trung Quốc bị động đất, chôn vùi hàng chục ngàn người trong đống đổ nát. Thành phố mình chỉ vài cơn mưa lớn đã vậy. Còn biết bao người đang sống trong cảnh khổ hoạn thiên tai, màn trời chiếu đất…”  

Người người góp chút công sức cho ngày Đại lễ Phật đản, vẫn không quên nghĩ đến cư dân các vùng lâm nạn. Ngày Phật đản LHQ là dịp để tín đồ Phật giáo cùng gặp gỡ sẻ chia, cùng tôn vinh giá trị đạo đức văn hóa loài người. Sáu chủ đề và một diễn đàn, là tâm điểm để mọi người ngồi lại luận đàm trên bàn hội thảo. Phật giáo trên bước đường hội nhập và phát triển, mãi mãi là tiếng nói chung vì một nền hòa bình của nhân loại, vì môi trường sự sống của muôn vạn sanh linh trên cùng trái đất.

Đại lễ Vesak lần thứ V và Hội thảo Phật giáo Quốc tế vừa đi qua. Ngày rằm tháng Tư lại trở về, chúng ta- những người con Phật xin thành tâm thắp lên ngọn nến nguyện cầu siêu độ cho những người quá vãng. Và một ngọn nến cầu nguyện cho thế giới cùng chung sống hòa bình, hưởng trọn niềm an lạc vô biên trong giáo lý Phật Đà.


 

Lam Khê


Về Menu

Tản mạn : Ngày Phật Đản sanh

Chánh niệm có thể làm giảm sự 茶湯料とは 士用果 cu si nguyen van hieu 1896 V廕 お墓のお æ æ Vì sao nên để điện thoại xa nơi ngủ Thiền tập xóa bớt lo âu 佛教教學 Cồn hoa thuong thich hue chieu 1895 お墓 pham 淨空法師 李木源 著書 chai nhựa gây hại cho răng của trẻ さいたま市 氷川神社 七五三 打七 忌日是指哪一天 nhật ký å คำอาราธนาศ ล ข น ต 赞观音文 bảo nhung tu tuong de suy niem nhan dip nam moi 剃度出家 ÐÑÑ Khảo biện về kinh Dược Sư 浄土真宗 お守り 怎麼微笑 一行 Steve tin phÃƒÆ t mc phan anh o bhutan van lam cho den chet 生前墓 Mười cách tạo phước lành Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn niềm tin vào phật dược sư sinh 曹洞宗 歌 Cải tanh 佛頂尊勝陀羅尼 首座 魔在佛教 Lễ húy kỵ lần thứ 44 cố Đại lão vì sao người lương thiện lại gặp Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ การกล าวว ทยาน 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 往生的法籍法師