Ngày xưa các cụ nâng bút trịnh trọng đề thơ đề văn, ngày nay nhiều "con cháu" viết cả Toán, Lý, Hóa. Tuy là nội dung có khác đi, nhưng cái truyền thống hiếu học thì vẫn được đề cao đó thôi. Đó là sự thay đổi để cho phong tục ngày xưa được hợp với thời nay. Như thế rất tốt, tốt hơn rất nhiều việc quên mất phong tục khai bút đầu xuân đó.

	Tản mạn chuyện khai bút đầu năm

Tản mạn chuyện khai bút đầu năm

Ngày xưa các cụ nâng bút trịnh trọng đề thơ đề văn, ngày nay nhiều "con cháu" viết cả Toán, Lý, Hóa. Tuy là nội dung có khác đi, nhưng cái truyền thống hiếu học thì vẫn được đề cao đó thôi. Đó là sự thay đổi để cho phong tục ngày xưa được hợp với thời nay. Như thế rất tốt, tốt hơn rất nhiều việc quên mất phong tục khai bút đầu xuân đó.

Cái sự khai bút đầu xuân của tôi bắt đầu ngay từ khi tôi mới chập chững tay vở tay bút vào học lớp Một.

Từ ngày ấy đến bây giờ kể đã mười mấy năm, không năm nào bỏ. Tết nào cũng vậy, khi chuông đồng hồ điểm đúng 0 giờ là tôi cùng bố lên phòng thờ thắp nén nhang, rồi quay xuống lấy giấy bút ra khai bút.

Không khí đất trời giao hòa trong khoảnh khắc giao thừa liêng thiêng, hương trầm ngan ngát quyện với hương hoa nguyệt quế điểm trắng giữa đêm lạnh tạo nên một cảm xúc khó tả, bao nhiêu năm trôi qua mà tôi vẫn thấy rợp mình với nỗi rưng rưng, tay cầm bút xiết lại một chút mà vẫn lặng lẽ run run.

Hồn Tết là đây!

Trước đây thì đơn giản thôi: còn bài gì chưa làm thì ngồi làm một ít, nếu không có thì cũng viết lấy dăm ba dòng, có thể là soạn bài mới, có thể là ôn lại bài cũ, hoặc chỉ là vài dòng nhật kí mà thôi. Có điều viết gì thì viết, cũng phải nắn nót cẩn thận, không được viết ẩu, nếu không là "dông" cả năm!

Còn bây giờ thì may mắn được học chút chữ Hán và thư pháp, cho nên khoảng 2 năm trở lại đây là tôi có thể khai bút "như các cụ ngày xưa" được rồi. Không phải là mở sách vở ra nữa, mà là bày giấy bút mực nghiên ra. Đêm giao thừa, thắp hương xong là tôi mang nghiên đá ra rót mực tàu vào, trải tờ giấy Tuyên Châu cho cẩn thận xuống sàn, rồi cầm bút lông chấm mực viết mấy chữ.

Khi ấy, tôi cứ nghĩ về năm sắp tới này, rồi trong đầu xuất hiện chữ gì, câu gì thì viết chữ đấy, câu đấy. Viết xong chữ rồi thì cẩn thận đóng con triện vào. Có năm tôi viết liền mấy bức. Thú thực thì tôi chẳng tự tin gì lắm với “giá trị nghệ thuật” của mấy bức khai bút mình vừa viết xong, nhưng đấy là một cách để tự nhắc nhở mình cố gắng trong năm tới.

Cặm cụi "thầy đồ trẻ" (Ảnh do tác giả cung cấp)

Hơn nữa, vẫn quan niệm là đầu năm phải khai bút lấy may, để năm tới học hành thuận lợi, cho nên cứ viết mấy chữ cho mình cảm thấy nhẹ nhõm, kẻo nếu không thì lại thấy thiêu thiếu cái gì. Kể ra thì tôi vẫn hay “khai bút” làm 2 lần cơ. Lần đầu thì là bút lông mực tàu, còn lần 2 – có lẽ rất nhiều bạn trẻ đều làm – là… viết blog.

Nghe thì có vẻ hơi trái ngược một chút, nhưng tôi thấy cũng giống nhau cả mà thôi. Phương tiện biểu đạt thì rất khác nhau, một đằng là rất truyền thống, một đằng là rất hiện đại, nhưng mục đích chẳng phải như nhau cả hay sao? Bởi chưng cũng trộm nghĩ rằng: Thời đại thay đổi, những lệ xưa của các cụ đôi khi cũng nên biến đổi uyển chuyển, cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin, thì âu có đôi phần lạ lẫm, các cụ ta cũng thể tất cho.

Này nhé, ngày xưa tất thảy các gia đình thuộc hàng thư hương môn đệ, năm hết tết đến là chọn ngày giờ khai bút, bày giấy mực ra viết mấy chữ hoặc tức cảnh đề một bài thơ… Ngày nay chẳng phải con cháu toàn dùng vở tập, bút máy để khai bút đó hay sao?

Túm tụm xin một chữ về nhà lấy lộc đầu năm - Nguồn: vietbao.vn

Ngày xưa các cụ nâng bút trịnh trọng đề thơ đề văn, ngày nay nhiều "con cháu" viết cả Toán, Lý, Hóa. Tuy là nội dung có khác đi, nhưng cái truyền thống hiếu học thì vẫn được đề cao đó thôi. Đó là sự thay đổi để cho phong tục ngày xưa được hợp với thời nay. Như thế rất tốt, tốt hơn rất nhiều việc quên mất phong tục khai bút đầu xuân đó.

Cho nên, nếu có bày mực tàu ra viết dăm chữ Hán khai bút, rồi mở máy tính lên mạng viết ngay cái blog, thì cũng không phải chuyện gì kì lạ cả. Nhiều thầy dạy thư pháp của tôi (các thầy đều còn trẻ lắm) cũng viết dăm ba chữ Hán khai bút đầu xuân, rồi dùng máy Canon bán chuyên nghiệp chụp lại, xong nối cáp usb vào laptop Vaio, upload lên mạng và post vào blog.

Viết chữ để biểu đạt cái chí của mình, viết một entry cũng để nói cái tâm sự của mình, có khác chăng là khi đã viết lên blog rồi thì có thể chia sẻ cho bè bạn khắp nơi một cách nhanh chóng mà thôi. Thư pháp nước ta độ chục năm trở lại đây mới bắt đầu dò dẫm trên con đường phục hưng, mọi mặt đều vẫn còn "thua chị kém em" nếu phải đứng ngang hàng mà so bì với thư pháp các nước đồng văn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; vậy nên cũng chẳng ai dám "khoe" chữ của mình cả.

Đưa chữ mình vừa khai bút lên blog cũng là để chia sẻ cho bạn bè những cảm nghĩ đầu xuân của mình đó thôi. Thế nên chữ khai bút thường cũng chẳng ai muốn đánh giá xem nó đẹp hay nó xấu cả, quan trọng là một cách chiêm nghiệm, một chút tư lự lại những gì thuộc về năm cũ đã qua, và cũng như biết bao người - ngày đầu năm mới thì chọn một vài chữ, một vài câu làm điềm cát tường; hay để thể hiện cái khí khái, chí hướng và nguyện vọng của mình trong một năm mới vừa sang.

Tặng nhau một chữ PHÚC - lời cung chúc tân xuân cát tường!
Nguồn: wikipedia.org

Nhân nói chuyện thư pháp, thì tôi còn nhớ là cũng từ cách đây khoảng mấy năm, Tết nào tôi cũng ra Văn Miếu để xin chữ. Trước đây thì là các cụ già ngồi rải rác khắp nơi, thỉnh thoảng có vài tay thư pháp trẻ. Còn bây giờ thì hoạt động quy mô, ban quản lí Văn Miếu mời cả nhóm Nhị Thập Bát Tú về làm triển lãm, cho chữ đầu xuân.

Người đến xin chữ chen đông như trảy hội Chùa Hương, phải xếp hàng, lấy phiếu và chờ đến lượt. Nói khắt khe ra, thì một ngày viết tới vài trăm bức như thế, e rằng chưa thể có bức nào được gọi là "thư pháp" thực sự - bởi thư pháp vốn không phải nghệ thuật của số đông.

Nhưng người ta xin chữ chủ yếu để lấy may, coi như các "thầy" khai bút hộ, mà như tôi nói bên trên, khai bút thì người ta chẳng để ý mấy đến giá trị nghệ thuật, cái chính là giá trị tinh thần: người cho chữ thì dốc lòng thi triển bút pháp, người nhận chữ thì hỉ hả đón bức tự về đặt vào một nơi trang trọng, trong lòng có đôi chút niềm lạc quan, hứng khởi như có bảo chứng cho một năm sẽ cát tường, hanh thông hơn.

Năm nay đào lại nở, ta lại gặp biết bao nhiêu "ông đồ" trẻ bày mực tàu giấy đỏ để khai bút, cho mình và cho nhiều người khác...

Theo Tiểu Bạch


Về Menu

Tản mạn chuyện khai bút đầu năm

皈依是什么意思 Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo 20 dieu dai tu duong trong doi Trần Nhân Tông Sở đắc giải Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung 供灯的功德 천태종 대구동대사 도산스님 Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan Xôi đường hương vị quê hương tiểu đường do vi khuẩn đường ruột Đậu nành làm ung thư vú phát triển ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất 佛法怎样面对痛苦 truyen gioi bo tat vo sanh phap nhan tai to dinh Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá 川井霊園 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ å Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa 築地本願寺 盆踊り お墓参り 七五三 大阪 香炉とお香 อธ ษฐานบารม สต chùa kim tiên 荐拔功德殊胜行 Vọng tưởng dung thông Aspirin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư 墓地の販売と購入の注意点 佛教算中国传统文化吗 净土五经是哪五经 van de tam the trong tam ly hoc phat giao 雙手合十擺在胸口位置 Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung 鎌倉市 霊園 ก จกรรมทอดกฐ น Thap nhi nhan duyen 每年四月初八 của 経å Ăn nhiều trái cây để ngừa ung thư vú おりん 木魚のお取り寄せ 浄土宗 2006 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào Buồn chi màba bốn bữa Nhân cách Lý Công Uẩn MÃƒÆ phiếm 达赖和班禅有啥区别 五観の偈 曹洞宗