200 năm trước, cụ Phạm Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút” cho biết cách thưởng trà của người Việt cầu kỳ lắm. Riêng về trà cụ, có gia đình sẵn sàng bỏ mấy chục lạng bạc mua cho được những bộ ấm quý

	Tản mạn trà xuân

Tản mạn trà xuân

Nhà văn Nguyễn Tuân, trong một tác phẩm trước 1945, lại kể rằng: Có kẻ ăn mày ghé vào một gia đình giàu có, nhưng hắn không xin cơm, mà xin một ấm trà. Khi uống xong, kẻ hạ tiện cả gan chê trà của nhà quyền quý không ngon. Gia đình quyền quý vốn tự hào về sành trà cả giận, nhưng rồi giật nảy mình về khả năng thưởng trà của kẻ ăn mày, khi biết trong trà của mình không hiểu sao lẫn vài vụn trấu!

Không chỉ các tác phẩm văn học, trong cuộc sống thường nhật, trà vẫn tồn tại những nét thi vị, mà đáng kể nhất là nghệ nhân ướp trà đất Hà thành. Họ đã chắt hương của ngàn bông hoa thành những chén trà mang hương của bốn mùa như sen, nhài, sói, mộc…

Như thế, cách chế trà, cách thưởng trà của người Việt cũng đạt đến độ cao siêu lắm. Nói về nguồn gốc trà, nhiều cây trà trên đất Hà Giang vài trăm năm tuổi, có cây có lẽ ngàn năm tuổi. Ngàn năm nay, trà song hành cùng người Việt.

Gần đây, ở nhiều thành phố xuất hiện các quán trà trương biển "Trà đạo Việt Nam". Bước vào quán trà ấy, trong những không gian được sắp đặt giả cách phương Đông, bắt gặp đủ loại trà với những tên gọi hoa mỹ, như Vọng nguyệt, Tịnh tâm, Quân tử, La hán... Các cô tiếp viên trong trang phục nửa Việt Nam nửa Trung Quốc, bưng lên những ấm trà với cách giới thiệu nửa Nhật Bản, nửa Trung Quốc, lại có cả chất Việt nữa...

Cách uống trà của người Việt ngày nay trọng sự bình dị. Ảnh: Như ý

Đạo của trà Việt hẳn không phải là nghi thức tựa như nghi thức tôn giáo như của người Nhật. Đạo của trà Việt lại càng không phải ở cách thức pha mà mỗi "chiêu" lại có một câu "họa" bắt chước người Trung Quốc, kiểu như "tam long giá ngọc", hay "cao sơn trường thủy" như người phục vụ ở một số quán trà vẫn thường "diễn".

Nghĩ về đạo của trà Việt, không thể không nghĩ đến tâm hồn người Việt. Phải chăng vì tâm hồn người Việt vốn bình dị, chân chất, nên người Việt không có truyền kỳ về trà?

Có người nói, nghệ thuật ướp trà hương của người Việt là một tuyệt kỹ, khi nghệ thuật ấy gặp được người thưởng trà biết trân quý - đó là đạo...

Lại có một câu chuyện kể rằng: Khách đến viếng một trà thất, chủ tiếp đón theo nghi phong trà đạo, còn khách thì lại cứ rót uống tự nhiên không theo luật lệ nào cả. Chủ thuyết trình về trà đạo, về cách pha và phong thái uống trà… Nghe xong khách nói: “À thì ra trà đạo là vậy. Tôi lại tưởng đạo trà là khát thì uống thôi chứ”... Không chắc chủ nhân của câu chuyện ấy đến từ nền văn hóa nào, nhưng rõ ràng, điều đó gần gũi với tâm lý người Việt lắm lắm. Người Việt vốn sống thuận theo tự nhiên.

Đạo của trà Việt hình như không hoàn toàn nằm ở cái tinh vi, cầu kỳ, mà nằm ở cái tâm, cái thế của người làm ra trà, của người pha, cũng như người thưởng thức...

Chí Dũng (Đất Việt)


Về Menu

Tản mạn trà xuân

thực hành giáo pháp trong cuộc sống bộn 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 ÄẠ即刻往生西方 thiê 4 hai khuynh hướng lớn trong lịch sử tư Ngày của mẹ 四十二章經全文 mỗi Vị thầy đức hạnh mẫu mực của Ni å ç æžœ 霊園 横浜 ba bước hóa giải xung đột trong tình 禅诗精选 nhà 末法世界 欲移動 tin กรรม รากศ พท Lễ tuần lâm đệ lục cố Trưởng 妙蓮老和尚 鼎卦 Bánh chay kiểu Tây 菩提 ï¾ Do nÃƒÆ y お仏壇 お手入れ HẠnh Mùa rơm vàng 既濟卦 åº 墓の片付け 魂の引き上げ tích hÃƒÆ 大法寺 愛知県 พนะปาฏ โมกข 唐安琪丝妍社 金宝堂のお得な商品 Nơi 四念处的修行方法 Phòng ngừa bệnh tim mạch そうとうしゅう 僧秉 若我說天地 Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây Lễ Vu Lan xa mẹ