Bước vào lớp học, tôi tình cờ nhìn thấy một họcviên của mình cầm trên tay nắm xôi đậu đỏ ăn một cách ngon lành. Có lẽ học viên đó đã vội quá nên không kịp ăn sáng. Cậu học trò của tôi đã gợi cho tôi nhớ lại những kỷ niệm, tình cảm và hy vọng mà mẹ tôi đã dành cho các con, đặc biệt là những ngày chúng tôi đi thi. Kỷ niệm về nắm xôi đậu đỏ!

	Tản văn: Người mẹ của tôi

Tản văn: Người mẹ của tôi

Bước vào lớp học, tôi tình   cờ nhìn thấy một học viên của mình cầm trên  tay nắm xôi đậu đỏ ăn một cách ngon lành. Có lẽ học viên đó đã vội quá nên không kịp ăn sáng. Cậu học trò của tôi đã gợi cho tôi nhớ lại những kỷ niệm, tình cảm và hy vọng mà mẹ tôi đã dành cho các con, đặc biệt là những ngày chúng tôi đi thi. Kỷ niệm về nắm xôi đậu đỏ!

Bố tôi công tác xa nhà. Mỗi năm bố chỉ về thăm mẹ và chúng tôi chỉ 1 hoặc 2 lần. Ngày đó, quê tôi nghèo lắm. Mùa hè cũng là mùa thi đến thì cái nắng miền Trung kèm theo những đợt gió Lào thổi mạnh khiến cho cỏ cây khô héo. Ở vùng đất khắc nghiệt như vậy, có được cơm no đã khó lắm rồi và mẹ đã không quản ngại nắng sương lo cho các con miếng cơm manh áo, được  học hành đến nơi đến chốn. Đứa nào đạt điểm tốt hay đạt danh hiệu nào đó trong học tập, mẹ lại nấu một nồi xôi đậu đỏ để làm phần thưởng. Nói là thưởng nhưng thật ra là cả nhà cùng ăn. Đứa có “thành tích” thì được mẹ nêu gương và dành phần nhiều hơn, đứa chưa có thành tích thì mẹ động viên cố gắng học chăm hơn.

Nhà tôi có 4 chị em và đứa trước học trên đứa sau 2 lớp. Mỗi mùa thi đến, chúng tôi lại được ăn xôi đậu đỏ nhiều hơn. Ngày đó, tôi không hiểu nổi tại sao cứ mỗi lần trong 4 chị em tôi, cứ có người đi thi là mẹ lại dậy sớm nấu nồi xôi đậu đỏ? Lớn lên tôi mới hiểu, mẹ gửi gắm tình thương cũng như niềm hy vọng vào nắm xôi đậu đỏ vì mẹ luôn mong cho các con đạt kết quả cao nhất trong các kỳ thi. Trong quan niệm của mẹ, xôi đậu đỏ tượng trưng cho sự chắc chắn và may mắn. “Xôi”  thì có độ dẻo (kết dính) hơn cơm thường (ngày đó ăn gạo bao cấp, chất lượng rất thấp, do đó xôi là món ăn ngon chỉ có ngày tết, ngày giỗ mới được ăn), “Đậu” có nghĩa là đậu đạt (ở miền Bắc thì gọi là “đỗ”) còn “đỏ” (miền Nam gọi là “hên”) lại tượng trưng cho sự may mắn. Tuy có phần “mê tín” nhưng mẹ mong muốn cho con cái đậu đạt, vượt qua kỳ thi để ngày càng trưởng thành hơn.

Tốt nghiệp cấp III, tôi đi bộ đội. Trên chuyến tàu vào Nam ngày đó, trong ba lô của tôi vẫn có gói xôi đậu đỏ của mẹ. Mẹ cẩn thận gói xôi đậu đỏ vào trong lá chuối còn xanh để tôi ăn dọc đường. Tôi bắt đầu cuộc sống xa mẹ từ đó. Cuộc sống quân ngũ với muôn vàn khó khăn đã giúp tôi hiểu hơn về mẹ. Tôi cũng đã tự trả lời những thắc mắc mà trước đây tôi chưa lý giải được! Khi chúng tôi lớn hơn, các kỳ thi cũng thưa dần nhưng cứ mỗi lần các con đi đâu xa nhà, cũng mang theo gói xôi đậu đỏ do mẹ nấu. Với mẹ, xôi đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Đã có lần tôi nói với mẹ rằng: Sao mẹ mê tín quá vậy? Mẹ cười và bảo: Cái gì cũng cần sự may mắn cả! Đúng vậy! Mẹ là một trong những thanh niên xung phong đã may mắn có được ngày trở về, còn những đồng đội của mẹ - những cô gái tuổi “bẻ gãy sừng trâu” đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường Truông Bồn( Nghệ An) khốc liệt. Tôi hiểu rằng, đôi lúc sự may mắn lại mang tính quyết định đến cả cuộc đời của một con người.

Những kỳ thi của tôi, tôi không còn được ăn xôi đậu đỏ do mẹ nấu; nhưng tôi biết, dù ở xa con, trong lòng mẹ vẫn luôn cầu mong cho các con trưởng thành như những gì mẹ đã gửi gắm vào nắm xôi đậu đỏ trước đây. Tôi lần lượt vượt qua các kỳ thi quan trọng trong đời, đó là kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp đại học, tuyển sinh sau đại học. Hiện tại, tôi công tác trong một trường đại học thuộc lĩnh vực quân sự ở phía Nam. Dù ở bất kỳ cương vị nào và dù đời sống đã bớt phần khó khăn hơn trước nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi, nắm xôi đậu đỏ của mẹ vẫn ngon nhất và nó có ý nghĩa quan trọng đối với đời tôi. Mãi sau này vợ tôi mới hiểu vì sao tôi thích ăn xôi đậu đỏ.

Mùa thi lại đến, tôi lại nhớ và thèm được ăn nắm xôi đậu đỏ do mẹ nấu hơn bao giờ hết..

Nguyễn Quế Diệu


Về Menu

Tản văn: Người mẹ của tôi

Trà đạo của Châu Quang Marata Juko tự thán 首座 淨空法師 李木源 著書 nhận Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật お墓のお手入れ方法 祈祷カードの書き方 永代供養 東成 お墓のお chua sac tu hoi phuoc niệm ほとけのかたより 茶湯料とは Vì sao ăn chay tốt cho sức khỏe và Chu đại bi khuyên ท มาของพระมหาจ 华藏净宗弘化网 ç æŒ 食法鬼 quang 妙善法师能入定 bão 四大假合 lễ phật 生前墓 thích 打七 æ æ 人间佛教 秽土成佛 佛经说人类是怎么来的 dựng Blogger và mẹ お墓 la m 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 quÃ Æ ç æˆ 佛修行本起經 Hoạ 修行人一定要有信愿行吗 Chỉ 山風蠱 高島 修行者 孕妇 寺庙黄墙 การกล าวว ทยาน Ở đời vui đạo hãy tùy duyên ton giao Những nỗi sợ hãi cần vượt qua