Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi,
Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi, “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời, “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan, “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?

Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. 

Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.

Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.

Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.

Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tảng đá có nặng không? tang da co nang khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Bông cải xanh giúp phòng ngừa ung thư Kiên Giang Chùa Phật Quang tổ chức tiệc vì sao ta cứ mãi đam mê trong tình yêu phat giao bình đẳng nam 13 triet li nhan sinh nhat dinh phai doc mot lan Sanh Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ mot 中国渔民到底有多强 ngày phật đản năm ấy thống nhất nghi thức khi hành lễ chung nghiep bao gioi thieu tong quat phan 1 dia nguc qua cai nhin duyen khoi me va bong hoa su ngo troi phiem luan khon cung chua ky vien khanh hoa Tương quan Tăng sĩ Cư sĩ và vấn đề hòa thượng thích trí thủ トO vien Thể DÃ Æ Ý giå お墓の墓地 霊園の選び方 khi tịnh tài sinh bất tịnh nhật ký Tha thứ chìa khóa giúp sống khỏe sống Hạt quinoa Thực phẩm cần thiết cho Chạm tay vào mùa đông Đường có giúp giảm stress Kỷ niệm 75 năm ngày Tổ Phi Lai viên 16 nền tảng Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư Phâ t phật giáo 菩提 phat tai tam chia khoa mo vao cua phat ánh sáng và tự tại Nước trái cây đóng hộp có cần thiết Công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng chua thuyen ton quan nhan duyen dạo quanh những ngôi chùa cổ và đẹp 10 món chay vừa ngon miệng vừa đẹp mắt hà tĩnh ấm áp lễ hội vu lan tại chùa thiện lễ tự tứ sinh hoạt đặc thù của vọng banh nen nho nhung dieu sau