Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi,
Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi, “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời, “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan, “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?

Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. 

Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.

Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.

Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.

Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tảng đá có nặng không? tang da co nang khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Gỏi thanh trà ăn lạ miệng Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ phật giải pháp vấn nạn cho bạo lực 5 yếu tố dự báo nguy cơ bệnh tim Ăn chay và thưởng thức thiền trà tại 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu giao Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành ôi tái sinh chương viii sáu lá thư và cuộc khủng vai tro ngoi chua trong viec giao duc thanh thieu hay song mot doi ly tuong cam niem ngay phat thanh dao 5 nguyen tac de tro thanh bac cha me tot hon boi vấn đề hôn nhân theo quan điểm phật î ï tiger lua Cảm trên nền nhạc Contemplation tấm lòng hiếu thảo của đứa con tật Chùa Núi Giảm Thơm miệng với trà bưởi mật ong Kinh Đại báo phụ mẫu ân trọng 25 phần 4 kết luận Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh Tuệ Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Quan niệm Phật giáo về thiên đường gui me cua con ngay 8 Khắc khoải hoa ban trắng chùa ba vàng Bánh chuối hấp nước cốt dừa Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ bốn điểm cốt yếu trong phật giáo BÃƒÆ o sự tích quán thế âm bồ tát henry song sao cho vua long nhau gặp được 5 người này bạn đã vô Bâng khuâng hương Tết Ngó sen ngọt mát mùa đông yêu thương cu Dùng thuốc giảm đau giảm luôn sự xin cho toi duoc khoc Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ