Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi,
Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi, “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời, “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan, “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?

Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. 

Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.

Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.

Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.

Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tảng đá có nặng không? tang da co nang khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thá ƒ nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai nữ diễn viên trẻ xuất gia gieo duyên Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng niệm phật một tháng phật di đà cho Ăn mặn làm tăng huyết áp đời người là cuộc hành trình có đi nhung thang nam lam chu tieu những tháng năm làm chú tiểu nhung hinh anh dep cua dl phat giao chao mung 1000 những hình ảnh đẹp của đl phật giáo danh thang phat giao han quoc 白骨观 危险性 rau câu à the gioi se the nao khi ban tat may truyen hinh noi 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 お墓 供灯的功德 ngà n การกล าวว ทยาน 禅诗精选 ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại Ð Ñ Ñ 茶湯料とは niết Phố tháng 8 cái hiểu về phật giáo của một số 梵僧又说 我们五人中 生前墓 打七 bat nha va tinh yeu 永代供養 東成 y nghia dang huong trong nha phat va cac ton giao ý nghĩa dâng hương trong nhà phật và các 班禅额尔德尼 Đừng bỏ qua bí đỏ trong chế độ ăn お墓のお CHÚ ĐAI BI y nghia chuong trong bat nha ý nghĩa chuông trống bát nhã 9 công dụng tuyệt vời của các già n 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 xay dung ngoi nha tinh thuong dich thuc xây dựng ngôi nhà tình thương đích Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát t vụ ông huệ phong và nude để Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Củ cải kho tương ăn cơm ngon