Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi,
Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi, “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời, “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan, “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?

Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. 

Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.

Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.

Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.

Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tảng đá có nặng không? tang da co nang khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo ส วรรณสามชาดก お墓参り おりん 木魚のお取り寄せ 陈光别居士 お仏壇 お供え 荐拔功德殊胜行 築地本願寺 盆踊り mat phap こころといのちの相談 浄土宗 äºŒä ƒæ 华藏宗门 佛教中华文化 文殊 คนเก ยจคร าน 五観の偈 曹洞宗 鎌倉市 霊園 梁皇忏法事 tinh than vo nga vi tha trong van hoc phat Sen sớm thú thưởng trà mới lạ 香炉とお香 å ä¹ æ 経å Đã xác định được biến đổi quả 二哥丰功效 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao 皈依是什么意思 rồng nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều สต nam dieu ma nguoi cong giao co the tham khao tu 饿鬼 描写 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ chÃnh зеркало кракен даркнет 蒋川鸣孔盈 お位牌とは 一日善缘 Não bộ lão hóa nhanh là do đâu Đạo đức kinh doanh theo Phật giáo 9 dấu hiệu tiểu đường ở nam giới 市町村別寺院数順位 Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông 墓地の販売と購入の注意点 Ngoài ấy lạnh Khoai lang 迴向偈 nen niem a di da hay a mi da 七五三 大阪 tột cùng của phật pháp là an lạc Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm