Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi,
Tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi, “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời, “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan, “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?

Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. 

Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.

Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.

Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.

Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?

Nguyễn Duy Nhiên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tảng đá có nặng không? tang da co nang khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛說父母恩重難報經 mười điều không nên làm trong cuộc Thơm mùi cốm dẹp Khơ me 因地不真 果招迂曲 Nhớ những bờ giậu quê nhà ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう Tác dụng của chất xơ trong điều trị 佛 去掉手 4 thu tren doi tuyet doi khong duoc no du la nguoi りんの音色 benh khop อ ตาต จอส Mẹo giữ vitamin trong rau xanh Tạp bút Tham thực Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng lẫy Tịnh tâm phở chay mùa Vu 出家人戒律 ß åº hãy sống cho hết mình vì cuộc đời này thiê Một thời làm điệu 禅诗精选 金宝堂のお得な商品 Chữa 簡単便利 戒名授与 水戸 ï¾ ï¼ học phật Người siêu thăng giông bão lắng từ Khi ăn nên nhai kỹ Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con SÃƒÆ Hoa thủy tiên 行願品偈誦 度母观音 功能 使用方法 大乘方等经典有哪几部 Bảy cách giảm cân hiệu quả 霊園 横浜 kinh cau sieu nghị Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ 忍四 Nét cổ Thăng Long ý nghĩa 7 bước chân của đức phật 四比丘 Củ quả màu cam ngừa ung thư 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 佛教蓮花 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法