Năm học 2011 2012, trong số 22 người có thành tích xuất sắc Học viện Phật giáo Việt Nam HVPGVN tại Hà Nội thì
Tăng sinh... “Độc nhất vô nhị”

Năm học 2011-2012, trong số 22 người có thành tích xuất sắc Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội thì “độc nhất vô nhị” có một Tăng sinh. Biệt danh ấy đang “chết cứng” với thầy khi Tăng Ni sinh ai cũng gọi đùa như thế. Đấy là thầy Thích Chánh Thuần, người có kết quả học tập đứng đầu lớp Tăng của Học viện. Tăng sinh Thích Chánh Thuần trong một chuyến thiện nguyện vùng cao
Học phải đi đôi với hành”

Được biết thầy là Tăng sinh xuất sắc nhất năm học vừa qua. Cảm xúc của thầy về việc này như thế nào?

Cả một năm học phấn đấu và cố gắng hết mình cho việc học và tu tại HVPGVN cũng như ở chùa và dành phần thưởng là Tăng sinh xuất sắc. Chính kết quả này sẽ là một động lực lớn để mình nỗ lực hơn nữa trong năm học mới, cả việc học lẫn việc tu tập.

Để đạt được thành tích xuất sắc như vậy, thầy đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận duyên, tôi được sống trong nội trú, với môi trường tu học tốt, đảm bảo toàn bộ quá trình tu học tại Học viện. Mặt khác, lãnh đạo Học viện luôn tạo điều kiện tối đa cho việc học và tu, ví dụ như việc hỗ trợ công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, tôi và Tăng Ni sinh ở đây cũng gặp nhiều khó khăn như do tính đặc thù của Phật giáo về công tác Phật sự của các giảng sư khá dày nên một số môn học không thể phân bố thời gian dạy đúng nguyên tắc. Do đó, năm thứ 2 phải học cả những môn học của năm thứ 4. Hoặc tài liệu tham khảo còn hạn chế, một số giảng sư chưa có giáo trình.
  Thầy có thể chia sẻ phương pháp về học tập của thầy để có kết quả như vậy?


Với tôi, phương pháp học rất đơn giản. Đầu tiên phải xác định được động cơ học tập, phải say mê và nỗ lực với điều đó. Bên cạnh đó, đọc nhiều tài liệu đọc trước giáo trình, ôn lại kiến thức học liên tục.

Đồng thời, phân bổ thời gian học khoa học, giờ giấc. Đặc biệt là phải trung thực trong học tập, luôn cầu thị, tích cực áp dụng vào thực tế và sử dụng tư duy hình học để tiếp thu, triển khai kiến thức mình đã được học. Tức là học phải đi đôi với hành.

Ngoài “học” còn “tu”

Quỹ thời gian dành cho việc của học của thầy như thế nào?


Công việc ở chùa cũng nhiều nên quỹ thời gian cho việc học ở HVPG không cũng hạn chế. Vì vậy, tôi luôn phải sắp xếp cho hợp lý. Thời gian học chính trên giảng đường vào buổi sáng. Buổi chiều đọc tài liệu, viết các bài của Học viện, Ban Đại diện Phật giáo, các chương trình, viết bài cho các báo đài. Buổi tối ôn bài từ 19-22h. Nói chung là không còn thời gian để “làm biếng”.

Dành nhiều thời gian cho việc học như vậy, thế còn các hoạt động ngoại khóa của Học viện thì sao thưa thầy?

Các hoạt động ngoại khóa của Học viện cũng là một bài học. Vì qua đó, tôi học được các kỹ năng tổ chức, triển khai các chương trình hoạt động ngoại khóa, hoạt động Phật sự. Đồng thời đó cũng là cơ sở mình áp dụng lý thuyết.

Hơn nữa, qua mỗi hoạt động như vậy, mình dần trưởng thành thêm. Với vai trò hiện nay thì các chương trình hoạt động ngoại khóa khá dày đặc. Điều đó đòi hỏi tôi phải rất nỗ lực trong học tập. Đặc biệt phải có phương pháp học làm sao vừa tiếp thu nhanh, hiệu quả vừa rút ngắn thời gian lại.

Các môn học và thời khóa sinh hoạt dành cho người tu sĩ có khác gì so với những sinh viên ngoài đời, thưa thầy?

Chương trình đào tạo Học viện phân bố làm hai: Chương trình Phật học và thế học. Về sinh hoạt trong HVPG thì có khác đôi chút. Vì sinh viên bên ngoài chỉ có chữ “Học”, nhưng sinh viên cử nhân Phật học còn có thêm chữ “Tu”.

Theo thầy, kết quả học tập của một Tăng Ni sinh có nói lên được điều gì không?

Kết quả học tập của một sinh viên Phật học tuy không phản ánh tất cả nhưng nó cũng thể hiện được ở hai phương diện: Đó là việc tu và việc học. Tuy nhiên kết quả đó cũng chỉ mang tính tương đối, vì khi áp dụng vào thực tế lại là một việc khác. Với Phật giáo, việc học là cả đời. Cho nên kết quả học tập của mỗi cử nhân Phật học chỉ phản ánh được một phần tương đối trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường.


Xin cảm ơn thầy!
Bùi Hiền thực hiện


Tăng sinh Thích Chánh Thuần (chùa Hội Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội). Điểm tổng kết năm học 2011-2012 là 9. Thầy là lớp phó học tập của lớp Tăng, Phó ban cán sự của trường; viết nhiều bài cho Đài Truyền hình VTC, sản xuất phim tài liệu...

 


Về Menu

tăng sinh... “độc nhất vô nhị” tang sinh doc nhat vo nhi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái tang sinh doc nhat vo nhi tăng sinh độc nhất vô nhị chùa âng nÃ Æ Thoà t từ lực tăng sinh độc nhất vô nhị viec 乃父之風 Phát lạy giới mục đích cuộc đời là g ì bước chuyển từ triết lý niệm phật con ngựa trong tục ngữ văn hóa thế hieu ro hon ve toi va nghiep khuyen su hay kho tam lời nói dối vô hại nên nói hay không đời Cung dÃ Æ gieo mầm phật pháp chưa bao giờ là dễ từ Bánh xèo của mẹ tâm Phố 正信的佛教 thien tinh khong hai thức tỉnh khi đọc bức thư của chàng trái 人生是 旅程 風景 VÃƒÆ Kh hieu ve nhan qua nhu the nao cho dung muoi lam dieu dang de suy ngam trong cuoc song trên Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ dau nhân Nguyen Ngó Ăn cuối Húy nhật lần thứ 273 Đức Tổ sư Liễu mot hu tuc me tin can phai bo 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống vÑn duc dat lai lat ma thuyet giang tai chua quang le hang thuan cho hai doi uyen uong tai chua pho