Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác về cái chết một cách thản nhiên và viên mãn
Tạng thư sống chết - 01. Lời giới thiệu của Đức Dalai Lama

Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác (về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.

 


THE TIBETAN BOOK OF LIVING AND DYING - Sogyal Rinpoche - Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch

Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.

Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.

Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.


Là một Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải chấp nhận, khi tôi còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt.

Tuy vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết đư?c khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.


Đương nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi.

Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.


Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp.

Vậy, vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.


Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi olạc sâu xa nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao.

Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.


Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp. Khi mới sinh ra đời, chúng ta đều là những hài nhi yếu đuối; nếu không nhờ sự săn sóc tử tế mà chúng đã nhận được, thì chúng ta đã không thể sống còn.

Người sắp chết cũng thế, không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản. Điều quan trọng nhất là tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết thêm rối loạn. Mục đích trước nhất của chúng ta giúp người sắp chết là làm cho họ được thoải mái. Có nhiều cách để làm việc này.

Với người đã quen tu tập, nếu khi họ sắp chết mà ta nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn chấn. Một lời trấn an đầy từ ái của ta có thể gợi cho người sắp chết một thái độ bình an, thoải mái.


Cái chết và tiến trình chết có thể cung cấp một giao điểm gặp gỡ giữa Phật giáo Tây Tạng và khoa học tân tiến. Tôi tin rằng hai bên có thể cống hiến cho nhau rất nhiều về hiểu biết và thực hành.

Thầy Sogyal Rinpoche đúng là người để làm cho cuộc gặp gỡ này thêm dễ dàng, vì thầy đã sinh ra và trưởng thành trong truyền thống Tây Tạng, đã thụ giáo với một vài vị lạt ma tên tuổi nhất của Tây Tạng, đồng thời thầy cũng được hấp thụ một nền giáo dục tân tiến, đã sống và giảng dạy nhiều năm ở Tây phương và đã quen thuộc với lề lối tư duy của người phương Tây.


Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác (về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.

 

Về Menu

tạng thư sống chết 01. lời giới thiệu của đức dalai lama tang thu song chet 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama tin tuc phat giao hoc phat

chùa giác lâm ngôi chùa lớn thầy nghiêm thuận với trang điện Vài cách dùng bí đao giải khát hÃ Æ chi co thanh tam Bồi Thái Nguyên Thuyết trình về Thiền và Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha Tịnh tâm phở chay mùa Vu Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự hay day con ve long tu te cau nguyen hay cau xin Tông phong tổ đình Nghĩa Phương Hấp thu quá ít muối cũng gây hại cho mù sương Doi Nếu chỉ còn một ngày để sống thiền và cách thở đúng để nâng cao hay lua chon mot ton giao chan chinh cho Chuyện kể về Hòa thượng gốc Việt tu tập chánh mạng chính là bảo tồn chua yen lac truyện lục tổ huệ năng phần 3 Cẩn thận khi dùng đũa sơn co duyen voi duc phat voi cua chua Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về con đường tu tập đưa hành giả đến an cà can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua Ích kỷ bong mat tam hon dung ich ky bóng mát tâm hồn đừng ích kỷ lÃ Æ i vấn biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố bùi giáng và những vần thơ dành cho bui giáng va nhung van tho danh cho nguoi vo dep ï½ dù cấm cũng yêu vọng niệm sao băng hÃu chỉ có phật pháp mới ngăn được tội co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng Bá n Muốn giảm cân hãy ăn bơ à chuong ii phat giao sau thoi hai ba trung cần làm gì khi người đang hấp hối và Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh