Ân sủng của sự cầu nguyện vào lúc chết r nTrong mọi truyền thống tôn giáo, người ta đều cho rằng chết trong khi được cầu nguyện là rất tốt Bởi vậy, điều tôi hy vọng bạn có thể làm khi chết là triệu thỉnh chư Phật và thầy của bạn
Tạng thư sống chết - 16. Phần 2: Chết 14. Hành trì cho người sắp chết phần 2

Ân sủng của sự cầu nguyện vào lúc chết Trong mọi truyền thống tôn giáo, người ta đều cho rằng chết trong khi được cầu nguyện là rất tốt. Bởi vậy, điều tôi hy vọng bạn có thể làm khi chết là triệu thỉnh chư Phật và thầy của bạn.
Cầu nguyện rằng do sám hối ác nghiệp đời này và các đời trước, nghiệp bạn được thanh lọc và bạn có thể tỉnh giác an bình vào lúc chết, có tái sanh tốt và cuối cùng đạt giải thoát.

Hãy phát nguyện tái sanh vào cõi tịnh hoặc làm người nhưng để giúp đỡ người khác. Chết với niệm từ bi trong tâm như vậy cho đến hơi thở cuối thì cũng là một pháp Chuyển di tư tưởng, và bảo đảm cho bạn có được một thân người quý báu trong tương lai.

Tạo ấn tượng tích cực nhất trong dòng tâm thức trước khi chết là điều cốt yếu. Pháp tu hiệu nghiệm nhất để có được điều này là pháp Ðạo sư Du-già, ở đấy người sắp chết hòa nhập tâm mình với tâm giác ngộ của bậc thầy, hay Phật, hay một bậc thánh. Dù bạn không thể quán ra hình ảnh thầy trong lúc đó, ít nhất hãy nhớ đến vị ấy trong tim của bạn và chết trong niệm sùng kính. Khi tâm thức của bạn tỉnh dậy trở lại sau khi chết, ấn tượng về hiện diện bậc thầy sẽ thức dậy trong bạn, và bạn sẽ được giải thoát. Nếu bạn chết trong khi nhớ đến thầy, thì khả năng của ân sủng bậc thầy thực vô hạn : ngay cả những âm thanh, màu sắc và ánh sáng trong cõi trung gian của pháp tánh cũng có thể xuất hiện như là sự ban ân sủng của thầy và tia sáng chiếu ra từ trí tuệ của thầy.

Nếu bậc thầy có mặt bên giường chết, vị ấy sẽ bảo đảm cho dòng tâm thức của người chết mang dấu ấn của hiện diện vị ấy. Vị thầy có thể giúp cho người chết khỏi tán loạn bằng một vài nhận xét đầy ý nghĩa, gây chú ý. Chẳng hạn có thể nói lớn : "Hãy nhớ ta !" . Vị thầy sẽ gây chú ý của người ấy bằng bất cứ cách nào để tạo một ấn tượng khó phai mờ, sẽ trở lại trong trạng thái Trung Ấm của người chết như một "hoài niệm về bậc thầy". Khi mẹ của một bậc thầy nổi tiếng đang hấp hối và rơi vào trạng thái hôn mê, Dilgo Khientse Rinpoche có mặt nơi giường chết đã làm một chuyện rất bất ngờ : ngài đánh vào đùi bà. Nếu bà không quên Dilgo Khientse Rinpoche khi bà đi vào cõi chết, thì quả thực là bà đã được ân sủng.

Theo truyền thống chúng tôi, những hành giả thường cầu nguyện bất cứ một vị Phật nào họ cảm thấy tin tưởng và có duyên với ngài. Nếu vị ấy là Liên Hoa Sanh, thì họ sẽ cầu được sanh vào cõi thuần tịnh vinh quang của ngài, là lâu các Liên Hoa trên đỉnh núi màu đồng ; nếu họ thích Phật A Di Ðà thì họ sẽ cầu sanh vào nước Cực lạc.

Bầu không khí để chết

Làm sao để giúp đỡ một cách tế nhị nhất, những hành giả thông thường khi họ chết ? Tất cả chúng ta đều cần đến sự thương mến và săn sóc chân tình và thực tiễn, nhưng đối với người có tu tâm, thì bầu không khí, cường độ và chiều sâu tâm linh còn có một ý nghĩa đặc biệt. Ðiều lý tưởng và một ân sủng lớn cho họ là thầy họ có mặt ở đấy, nhưng nếu không thể, thì bạn đạo cũng có thể giúp đỡ rất nhiều để nhắc nhở người chết nhớ lại giáo lý và pháp tu quen thuộc nhất của họ trong lúc sống.

Với một hành giả sắp chết thì bầu không khí tin tưởng và sùng kính là cốt yếu. Sự hiện diện trìu mến của thầy và bạn đạo, sự khích lệ của giáo lý và năng lực sự hành trì của riêng họ, tất cả phối hợp lại để tạo ra và nâng cao nguồn cảm hứng rất cần thiết vào những tuần, những ngày cuối cùng, có lẽ cần thiết như chính hơi thở.

Một người học trò thân yêu của tôi chết vì ung thư đã hỏi tôi cách tập luyện nào tốt nhất để làm khi nàng tiến gần đến cái chết, nhất là khi không còn đủ sức để tập trung vào một phép tu trịnh trọng ? Tôi bảo nàng :

"Con hãy nhớ con đã được may mắn như thế nào khi đã gặp được nhiều bậc thầy, hấp thụ nhiều giáo lý và có thì giờ cùng khả năng để tu tập. Ta hứa với con rằng lợi ích của những điều ấy sẽ không bao giờ rời con. Thiện nghiệp mà con đã làm sẽ ở mãi với con, nâng đỡ con. Ðược nghe giáo lý dù chỉ một lần, hoặc gặp được một bậc thầy như Dilgo Khientse Rinpoche và có liên lạc mật thiết với ngài như con, chính đã là giải thoát. Ðừng bao giờ quên điều ấy, và cũng đừng quên bao nhiêu người trong địa vị con mà lại không được có cơ hội kỳ diệu ấy.

"Nếu con đến lúc không tu tập một cách tích cực được, thì điều duy nhất quan trọng là thư giãn, nghỉ ngơi, càng sâu càng tốt trong niềm tin của Kiến, và an trú trong tự tánh tâm. Không hề gì nếu thân con, não bộ con vẫn còn hoạt động hay không hoạt động, tự tánh tâm con luôn luôn ở đấy, giống như bầu trời, chiếu sáng đầy ân sủng, vô biên không thay đổi...

Hãy biết điều ấy không hồ nghi, và để cho sự hiểu biết ấy đem lại cho con sức mạnh để nói với nỗi đau đớn của con, dù có khốc liệt cách mấy, rằng : "Hãy đi đi, để cho ta yên" . nếu có điều gì làm con bực tức hay khó chịu, thì đừng phí thì giờ cố thay đổi nó ; cứ quay về với chánh kiến.

"Hãy tin sâu vào tự tánh của tâm con, và thư giãn hoàn toàn. Không có gì mới con cần phải học thêm, có thêm, hoặc hiểu biết thêm. Hãy để cho những gì đã ở nơi con tự khai mở và trở nên sâu xa.

"Hãy nương tựa vào pháp môn nào con thích nhất. Nếu con thấy khó mà quán tưởng hay theo một sự tu tập trịnh trọng nào, thì hãy nhớ lời Dudjom Rinpoche : cảm thấy sự hiện diện là quan trọng hơn có được sự quán tưởng rõ ràng chi tiết. Bây giờ là lúc con nên cảm thụ, càng mãnh liệt càng tốt, với toàn thể con người của con, sự hiện diện của các bậc thầy, của đấng Liên Hoa Sanh, và của chư Phật. Dù bất cứ gì có thể xảy đến cho thân con, con hãy nhớ tâm con chưa từng đau ốm, què quặt bao giờ.

"Con đã yêu mến Dilgo Rinpoche, hãy cảm thụ hiện diện của ngài, thực sự xin ngài giúp đỡ và thanh luyện con. Ðặt tất cả tính mạng của con trong tay bậc thầy : tâm, thân và hồn. Tính giản dị của lòng tin tuyệt đối là một trong những năng lực hữu hiệu nhất trên đời.

"Ta đã kể cho con nghe câu chuyện về Ben ở Kongpo chưa nhỉ ? Ông ta là một người rất đơn giản, có lòng tin vô biên, đến từ Kongpo, một tỉnh miền đông nam Tây Tạng. Ông đã nghe rất nhiều về Jowo Rinpoche, một pho tượng đẹp của Phật lúc ngài còn là thái tử 12 tuổi, được cất giữ trong nhà thờ chính tại Lhasa. Tương truyền pho tượng ấy được tạc lúc Phật còn sống, đấy là pho tượng thiêng liêng nhất trong toàn cõi Tây Tạng.

Ben không thể biết được đấy là Phật hay người thường, và quyết đi đến tận nơi thăm viếng Jowo Rinpoche để hỏi cho ra lẽ. Ông khởi hành nhiều tuần mới đến Lhasa ở trung tâm Tây Tạng.

"Lúc vừa tới nơi ông rất đói, và khi vào đền thờ, ông thấy pho tượng Phật rất lớn, trước mặt là một dãy đèn bơ và bánh đặc biệt làm để cúng Phật. Ông nghĩ ngay đấy là những gì Jowo Rinpoche ăn : "Chắc hẳn bánh này là để nhúng vào bơ trong đèn, còn đèn thì phải cháy để cho bơ khỏi đông cứng lại. Ta hãy làm như kiểu Jowo Rinpoche làm" . Thế là ông nhúng bánh vào đĩa bơ mà ăn, rồi nhìn lên tượng Phật dường như cũng đang mỉm cười từ bi nhìn ông.

Ông nói : "Thầy thực tốt làm sao. Chó vào ăn trộm thức ăn người ta cúng cho thầy, thầy cũng chỉ mỉm cười. Gió thổi đèn tắt hết, thầy cũng mỉm cười... Nhưng bây giờ tôi phải kinh hành quanh điện thờ để cầu nguyện và chứng tỏ lòng sùng kính. Vậy thầy làm ơn giữ giùm tôi đôi ủng cho đến lúc tôi trở lại, được chứ ?" . Nói xong, ông cổi bỏ đôi ủng cũ dơ dáy để lên bàn thờ trước mặt pho tượng, rồi bỏ đi.

"Khi Ben đang tản bộ quanh ngôi điện khổng lồ, thì người giữ đền trở về và hoảng hồn trông thấy kẻ nào đã ăn mất đồ cúng và để một đôi ủng dơ dáy trên bàn thờ". Ông ta giận dữ cầm lấy đôi ủng ném ra ngoài, nhưng bỗng nghe một tiếng nói từ pho tượng phát ra : "Ðừng. Ðể lại chỗ cũ. Ta đang canh chừng giùm Ben của xứ Kongpo" .

Sau đó Ben trở lại để lấy ủng. Nhìn lên gương mặt pho tượng, vẫn nụ cười an lạc đang tỏa chiếu xuống ông ta. "Thật ông đúng là một vị Lạt-ma rất tốt. Sao ông không xuống chỗ chúng tôi chơi ? Tôi sẽ quay một con heo và nấu rượu thết ông" . Lần thứ hai, pho tượng Jowo Rinpoche lại cất tiếng, hứa sẽ đi thăm Ben.

"Ben trở về nhà ở Kongpo, kể cho vợ nghe mọi sự, dặn nàng hãy canh chừng để đón Jowo Rinpoche vì không biết chừng nào ông ta đến. Năm ấy trôi qua, một hôm vợ ông chạy về nhà báo tin đã trông thấy một cái gì sáng rực như mặt trời, đang ở dưới nước. Ben bảo nàng pha trà, và vội vã chạy ra sông. Ông thấy Jowo Rinpoche đang lấp lánh trong nước, và nghĩ có lẽ ngài đã rớt xuống sông đang chết đuối.

Ông lao ngay vào nước vớt ngài lên. Khi họ cùng trở về nhà Ben, vừa đi vừa trò chuyện, họ đi ngang một tảng đá to, Jowo Rinpoche nói : "Thực sự là tôi không thể vào nhà được" . Nói xong, ngài biến mất vào tảng đá. Cho đến ngày nay vẫn còn hai nơi hành hương danh tiếng ở Kongpo : một là Jowo Ðá, gương mặt trên đá, ở đấy người ta có thể trông thấy hình dạng một vị Phật ; và Jowo Sông, ở đấy hình dạng Phật có thể thấy dưới sông.

Người ta bảo năng lực ban phước và chữa bệnh của hai nơi này cũng giống như pho tượng Jowo ở Lhasa. Và đấy là do lòng tin tưởng vô biên của Ben đối với Phật.

"Ta muốn con cũng có lòng tin như thế. Hãy để tim con tràn ngập niềm sùng kính đối với Padmasambhava và Dilgo Rinpoche. Hãy tưởng như con đang ở trước mặt các ngài, toàn thể không gian xung quanh con là ngài. Rồi hãy niệm ngài luôn luôn. Hãy hợp nhất tâm con với tâm ngài, và nói từ đáy tim con : "Bây giờ ngài cũng thấy đó, con không thể nào tu tập kiên trì được nữa. Con phải hoàn toàn nương tựa vào ngài. Xin ngài che chở con" .

Hãy làm pháp Ðạo sư Du-già, tưởng tượng ánh sáng nơi bậc thầy đang tuôn tràn vào con để thanh lọc con, đốt sạch mọi cấu uế bệnh tật trong con, chữa con lành ; thân con tan thành ánh sáng ; và cuối cùng hãy hòa nhập tâm con vào tâm giác ngộ của bậc thầy, trong niềm tin tưởng tuyệt đối.

"Khi thực tập như vậy, con chỉ cần tin tưởng và cảm thấy điều ấy trong tim con. Mọi sự bây giờ đều tùy thuộc vào cảm ứng, vì chỉ có điều ấy làm thư giãn sự lo lắng và đánh tan cơn thác loạn thần kinh nơi con. Hãy giữ một hình tượng của thầy con, hay Phật, trước mặt con.

Tập trung nhẹ nhàng vào đó, rồi thư giãn vào trong tia sáng của nó. Hãy tưởng giờ này bên ngoài nắng đang lên, và con có thể lấy hết y phục ra mà tắm trong mặt trời ấm áp : tước hết mọi tính dè dặt và thư giãn trong ánh sáng ân sủng. Và từ tâm khảm sâu xa, con hãy buông xả mọi sự.

"Ðừng lo lắng gì. Không có một vật gì con cần bám víu. Hãy buông ra và trôi bồng bềnh trong ý thức về ân sủng đó. Ðừng để cho những câu hỏi nhỏ nhặt quấy rối tâm con, chẳng hạn hỏi : "Ðó có phải là Rigpa không ?". Cứ để cho tâm con càng lúc càng tự nhiên. Hãy nhớ Rigpa luôn ở đấy, trong tự tánh tâm con. Nhớ lời Dilgo Rinpoche thường nói : "Nếu tâm con không thay đổi, thì chính con đang trong trạng thái Rigpa" . Vì con đã thụ giáo nên con cũng đã được khai thị tự tánh tâm, hãy thư giãn, trong đó không có nghi ngờ.

"Con đã khá may mắn có vài bạn đạo gần bên con. Hãy khuyến khích họ tạo một môi trường tu tập quanh con, và tiếp tụ tu tập như thế cho đến khi con chết, và sau đó. Bảo họ đọc cho con nghe một bài thơ mà con thích, hay một lời chỉ dẫn của bậc thầy, hay giáo lý làm con lên tinh thần. Bảo họ cho con nghe băng giảng của thầy con, hoặc băng tụng kinh, hay băng nhạc mà con ưa chuộng.

Ta cầu nguyện mỗi khi con thức tỉnh, hãy hòa tâm con với ân sủng của sự tu tập, trong bầu không khí sáng sủa đầy cảm hứng. Khi nhạc hay lời dạy trong băng từ đang tiếp tục, con cứ an nghỉ trong đó, ngủ và ăn với nó. Hãy để cho bầu không khí tu tập thấm nhuần toàn thể đoạn cuối đời con, như bà dì Ani Rilu của ta. Ðừng làm gì ngoài ra tu tập, để cho sự tu tập tiếp diễn ngay cả trong mộng của con.

Hãy để cho nó trở thành hoài niệm cuối cùng mãnh liệt nhất đời, ảnh hưởng đến tâm con, thay thế cho những thói quen thường ngày trong dòng tâm thức con. Và khi con cảm thấy gần chết, hãy chỉ nghĩ đến thầy con trong từng hơi thở, từng nhịp tim đập. Bất cứ ý tưởng gì con nghĩ tới vào lúc chết, sẽ là ý tưởng trở lại mãnh liệt nhất khi con thức dậy trong trạng thái Trung Ấm sau khi chết".
Từ giã thân xác

Bây giờ khi Trung Ấm cái chết xuất hiện

Tôi sẽ từ bỏ mọi bám víu khát khao chấp thủ

Thể nhập không tán loạn vào tinh yếu của giáo lý

Và chiếu tâm tôi vào không gian của tự tánh vô sanh.

Khi từ bỏ tập hợp máu thịt thân xác này

Tôi biết nó chỉ là ảo ảnh phù du.

Hiện giờ, thân ta có lẽ là trung tâm của vũ trụ. Chúng ta liên kết nó với tự ngã của ta, với cái tôi của ta, và sự liên kết sai lầm ấy cứ tăng cường cái ảo tưởng về hiện hữu cụ thể bất khả phân này. Bởi vì thân ta dường như hiện hữu, nên cái tôi cũng dường như có, và "anh" cũng dường như có, và cái toàn thể thế giới nhị nguyên huyễn hóa mà ta không ngừng chiếu ra quanh ta, có vẻ tuyệt đối chắc thực. Khi ta chết, toàn thể tập hợp này tan rã thành từng mảnh vụn một cách thảm hại.

Nói giản dị thì điều xảy ra là tâm thức ở tầng sâu xa vi tế nhất của nó vẫn tiếp tục không cần thân xác và kinh quá chuỗi trạng thái gọi là "Trung Ấm". Giáo lý dạy ta rằng : chính vì ta không còn có một thân thể trong các trạng thái Trung Ấm, nên không cần phải sợ bất cứ một kinh nghiệm nào, dù ghê rợn tới đâu, có thể xảy ra sau khi chết.

Có gì có thể làm hại một cái không-thân ? Tuy nhiên điều rắc rối là trong các trạng thái Trung Ấm, phần đông người ta vẫn tiếp tục chấp thủ một ý thức sai lầm về tự ngã, cùng với sự níu kéo ma quái vào vật thể chắc chắn ; và sự tiếp diễn của ảo tưởng này, vốn đã là gốc rễ mọi đau khổ trong đời, bây giờ lại làm cho người ta khổ thêm vào lúc chết, nhất là trong những cõi "Trung Ấm của sự tái sanh" .

Bạn có thể thấy điều thiết yếu là ngay bây giờ trong lúc còn cái thân xác sống, ta cần phải nhận ra rằng tính bền vững rõ ràng của nó chỉ là một ảo tưởng. Cách hiệu nghiệm nhất để nhận ra điều này là tập trở thành "một đứa con của ảo tưởng" : đừng củng cố cái nhận thức về tự ngã và thế giới, như chúng ta luôn luôn làm, mà phải tiếp tục cái thấy như trong thiền định, rằng mọi hiện tượng đều như mộng như huyễn. Nhận thức về thân huyễn này là nhận thức sâu sắc nhất giúp ta buông xả.

Ðược trang bị bằng tri thức ấy, thì khi vào lúc chết, đối mặt với sự kiện rằng thân ta là một ảo tưởng, ta sẽ nhận ra ngay được tính chất huyễn hóa của nó mà không hãi sợ, bình thản thoát khỏi mọi bám víu thân xác, và vui vẻ bỏ nó lại sau lưng, lại còn cảm ơn khi biết rõ mặt thật của nó. Quả thế, khi ấy ta có thể, một cách thực sự và trọn vẹn, chết khi ta chết, và nhờ vậy hoàn toàn giải thoát.

Vậy, hãy nghĩ đến lúc chết như một vùng biên giới lạ lùng của tâm thức, một vùng đất không của ai, trong đó một mặt nếu không hiểu bản chất như huyễn của thân xác, thì khi chết ta có thể kinh hoảng vô cùng vì phải mất nó ; mặt khác chúng ta có thể thấy cái chết đem lại khả năng giải thoát vô giới hạn, một sự giải thoát tuôn phát từ chính sự vắng mặt của xác thân ấy.

Khi chúng ta cuối cùng thoát khỏi cái thân xác đã thống trị quá lâu sự hiểu biết của ta về chíùnh ta như vậy, cái thấy do nghiệp của cả một đời bây giờ hoàn toàn kiệt quệ, nhưng nghiệp có thể tạo trong tương lai thì chưa khởi sự kết tinh.

Bởi thế, điều xảy ra trong cái chết là, có một khe hở, một khoảng trống đầy những khả tính vô biên ; đó là một thời điểm có tiềm năng ghê gớm, trong đó điều duy nhất đáng kể là tâm của ta đang là cái gì. Khi cởi bỏ thân xác vật lý, tâm đứng chơ vơ và hiển bày một cách dễ sợ bộ mặt nguyên ủy của nó, luôn luôn vẫn là : kiến trúc sư của đời ta.

Vậy nếu khi chết ta đã có một nhận thức vững chãi về tự tánh của tâm, thì trong một nháy mắt có thể thanh lọc tất cả nghiệp. Và nếu chúng ta tiếp tục cái thấy vững chãi ấy, thì ta có thể thực sự chấm dứt tất cả nghiệp, bằng cách thể nhập sự trong sáng sơ nguyên của tự tánh, và đạt giải thoát.

Padmasambhava giải thích điều này như sau :

Bạn có thể tự hỏi, tại sao trong trạng thái Trung Ấm, ta có thể giải thoát chỉ nhờ một thoáng trực nhận tự tánh tâm ? Trả lời như sau : hiện tại tâm ta bị nhốt trong một cái lưới của "gió nghiệp" , và gió nghiệp lại bị nhốt trong một cái lưới là xác thân vật lý của ta. Kết quả là ta không có được tự do tự chủ.

Nhưng vừa khi thân xác ta đã chia lìa thành tâm và vật, trong khoảng hở trước khi nó bị nhốt một lần nữa trong cái lưới của một thân sau, cái tâm, cùng với những trình diễn ảo thuật của nó, bây giờ không có chỗ y cứ vật lý cụ thể. Trong khi nó còn thiếu một cơ sở vật chất như thế, thì chúng ta còn tự do - và ta có thể nhận ra được.

Khả năng đạt an trú chỉ nhờ nhận chân được tự tánh tâm, là ví như một bó đuốc trong chớp mắt có thể xua tan bóng tối ngàn kiếp. Bởi thế, nếu chúng ta có thể nhận ra tự tánh tâm trong cõi trung gian như bây giờ, khi bậc thầy khai thị, thì chắc chắn sẽ đạt giác ngộ. Bởi vậy, ngay từ bây giờ trở đi, ta phải tập quen với tự tánh tâm nhờ thực hành thiền định

 

Về Menu

tạng thư sống chết 16. phần 2: chết 14. hành trì cho người sắp chết phần 2 tang thu song chet 16 phan 2 chet 14 hanh tri cho nguoi sap chet phan 2 tin tuc phat giao hoc phat

cổ ngủ Nằm nhưng luan Ðịnh luật của nghiệp lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung mai tho truyen 1905 vang vọng tiếng chuông chùa quyet dinh giai thoat dùng hôn Nhá tÃƒÆ bÃƒÆ Kinh A Di me tin hay khong me tin mot nen huong long tien dua huong linh nghe si kim Đậu om nấm hÓi phẩm tuÇ khúc đi ưu lâu tần loa ca diếp tuc anh Hạnh chữa bệnh bằng âm nhạc 9 lưu ý quan trọng cho người ăn chay toi xin dua em åº một Bài thuốc giảm béo của lương y Thích Tuà Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương Phát du muon giáo lý vô ngã Chai nhựa gây hại cho răng của Chay hàng rong ban giao huong coi so tam minh asvaghosha duc phat day ve bay hang vo o doi Xuân có đi có đến Tu hành trong mùa Vu lan trầm cảm 9 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol Mối hay song trong giay phut hien tai hành trì mật tông tây tạng tại việt Pho tượng như người thật ở chùa Quán phẠt vài nét suy ngẫm về đào tạo tăng kinh điển phật giáo và sự truyền bá Phòng bách bệnh nhờ đa dạng màu sắc khuc ca dao nho me Giấc